Ung thư bàng quang có thể gặp ở bất kì đối tượng nào nhưng phổ biến hơn ở nam giới. Bài viết dưới đây là những thông tin giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh ung thư bàng quang
1. Ung thư bàng quang là gì?
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ khối u trong bàng quang – cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu, nơi chứa nước tiểu
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ khối u trong bàng quang – cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu, nơi chứa nước tiểu. Nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực, khối u có thể lây lan đến các cơ quan ở xa. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có đến khoảng 90% bệnh nhân mắc căn bệnh này được chẩn đoán bệnh ở bất kì ai nhưng phổ biến hơn cả là nam giới độ tuổi trên 55 tuổi.
Về phân loại các dạng ung thư bàng quang, các bác sĩ cho biết có đến hơn 90% bệnh là loại ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ít gặp hơn là ung thư biểu mô gai và biểu mô tuyến.
2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư bàng quang
Nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố được xác định có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
Tìm hiểu thêm: Vi rút viêm gan C có lây không?
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố tăng cao nguy cơ mắc bệnh
- Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc bị động
- Nhiễm trùng bàng quang mạn tính
- Làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, tiếp xúc với nhiều hóa chất
- Nước uống không đảm bảo có nhiễm asen
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư bàng quang
3. Biểu hiện ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang mỗi giai đoạn khác nhau có mức độ biểu hiện bệnh khác nhau. Ở giai đoạn sớm thường có ít biểu hiện, người bệnh rất dễ chủ quan mà bỏ qua cơ hội phát hiện bệnh sớm.
Một số triệu chứng của bệnh:
- Đi tiểu ra máu
- Tiểu nhiều lần
- Tiểu khó, bí tiểu
- Gầy, sút cân, sốt
- Mất cảm giác thèm ăn
- Phù chân, đau xương, suy nhược cơ thể trầm trọng khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối.
4. Ung thư bàng quang có chữa khỏi không?
So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư bàng quang được đánh giá có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Ở giai đoạn rất sớm, bệnh nhân có cơ hội sống tốt nhất, khoảng 98%. Ở giai đoạn I, cơ hội sống của người bệnh khoảng 88%. Cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn II là khoảng 63%, giai đoạn III khoảng 46% và giai đoạn cuối chỉ khoảng 15%.
>>>>>Xem thêm: Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không?
TS. BS Lim Hong Liang tư vấn điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị cụ thể như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…