Đau thượng vị ở bà bầu

Đau thượng vị ở bà bầu không phải là trường hợp hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng không phải thai phụ nào cũng biết để có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Đau thượng vị ở bà bầu

Nguyên nhân đau thượng vị ở bà bầu

Đau thượng vị là tình trạng đau ở vùng trên rốn và dưới xương ức. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, có thể là do ăn uống, tâm lý hoặc làm việc quá sức…

Ở bà bầu, đau thượng vị có thể là do:

  • Mắc bệnh ở dạ dày, tăng axit trong dạ dày

Đau thượng vị ở bà bầu

Nguyên nhân gây đau thượng vị ở bà bầu rất đa dạng, có thể là do ăn uống, tâm lý hoặc làm việc quá sức…

  • Mắc bệnh về gan, mật
  • Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng
  • Mắc bệnh viêm tụy
  • Do thay đổi tâm lý khi mang thai, mệt mỏi, suy nhược cơ thể do ăn uống không đúng cách…

Khi mang thai, tâm sinh lý của chị em thay đổi, khẩu vị cũng thay đổi theo. Nếu ăn uống không hợp lý có thể khiến chị em bị đau thượng vị. Tình trạng đau kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Thai phụ cũng không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thời gian mang thai bởi tác dụng phụ của thuốc sẽ gây ảnh hưởng tới em bé. Vì thế chị em cần đi khám khi có dấu hiệu bệnh và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc, nghỉ ngơi… sẽ giúp cải thiện sớm bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bệnh loét hang vị dạ dày: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau thượng vị ở bà bầu

Thai phụ cần đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp

Cách phòng chứng đau thượng vị ở bà bầu

Phòng đau thượng vị ở bà bầu không khó, thai phụ nên áp dụng theo các biện pháp sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn uống trong thời gian mang thai rất quan trọng. Khi cơ thể cần thêm dinh dưỡng để nuôi thai nhi thì người mẹ cần ăn nhiều hơn. Nếu ăn uống không đúng cách sẽ gây đau thượng vị và các triệu chứng khó chịu khác như nóng trong người, ợ hơi, buồn nôn…

Vì thế bà bầu cần: chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều bữa để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh những thức ăn khó tiêu, đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn…

Không uống rượu bia, cà phê và trà đặc, các loại nước có ga

Không nên đi nằm ngay sau khi ăn xong hoặc làm việc ngay vì sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nên nghỉ ngơi sau khi ăn và hạn chế vận động mạnh trong thời gian bầu bí.

Việc sinh hoạt không phù hợp trong khi mang thai sẽ gây ra cảm giác mỏi mệt, đau tức thượng vị. Vì thế chị em cần đi đứng và làm việc nhẹ nhàng.

Đau thượng vị ở bà bầu

>>>>>Xem thêm: Khi nào cần khám và khám bệnh tiêu hóa ở đâu Hà Nội?

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, nghỉ ngơi thoải mái sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa đau thượng vị

Nên vận động, đi lại thường xuyên, vừa giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể lại ngăn tình trạng mỏi mệt, đau nhức do ngồi, nằm một chỗ quá lâu.

Thai phụ có thể tập các môn thể thao vừa sức như đi bộ, yoga, tắm nắng hàng ngày.

  • Duy trì tâm lý thoải mái

Tâm lý thoải mái trong thời gian mang thai vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mà còn ngăn thai phụ bị đau thượng vị khi mang bầu.

Kiểm tra sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi là điều quan trọng đối với tất cả bà bầu. Trong thời gian mang thai, chị em cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Nếu có bất cứ những biểu hiện không tốt về sức khỏe cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *