Đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu nhiều người mắc phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy là gì để có cách phòng tránh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức cần thiết về tình trạng này.
Bạn đang đọc: Những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy
1. Những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy
Đi ngoài là hiện tượng bình thường nhưng đi ngoài ra máu và chất nhầy lại cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Có một vài nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng này:
1.1. Do táo bón
Táo bón là hiện tượng đại tiện ít hơn 3 lần/tuần kèm theo biểu hiện phân cứng, khô, mỗi lần đại tiện đều phải rặn mạnh. Táo bón kéo dài bạn sẽ thấy xuất hiện máu mỗi khi cố rặn ra hoặc xuất hiện chất nhầy kèm theo.
1.2. Do xuất huyết đường tiêu hóa
Tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa có thể là bị xuất huyết dạ dày hoặc tá tràng. Tình trạng này khiến bạn đi ngoài ra máu phân đen, đôi khi kèm theo chất nhầy.
1.3. Do mắc các bệnh về hậu môn trực tràng
Đi đại tiện ra máu kèm theo chất nhầy cũng có thể là do bạn đang mắc các bệnh về hậu môn trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn hoặc polyp…
1.4. Do mắc viêm đại tràng
Khi bị viêm đại tràng, bạn sẽ có cảm giác đau quặn bụng đặc biệt là vùng dưới rốn. Người bệnh còn có triệu chứng đi ngoài ra máu và chất nhầy khi mắc viêm đại tràng.
1.5. Bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu và chất nhầy có thể là triệu chứng của bệnh trĩ. Các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bị phồng giãn, sưng to tạo thành búi trĩ. Do nằm chắn nên búi trĩ rất dễ bị tổn thương khi đi vệ sinh, dẫn đến chảy máu và có chất nhầy khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ nhẹ chảy máu rất ít, chỉ đủ dính ở phân hoặc giấy vệ sinh. Nhưng nếu tình trạng trĩ nặng thì chảy máu nhiều, nhỏ giọt, thậm chí bắn thành tia, kèm theo các hiện tượng bất thường như đi ngoài ra máu có dịch nhầy liên tục, lở loét hậu môn,..
1.6. Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng là tình trạng tăng sinh bất thường của niêm mạc đại trực tràng, dẫn đến hình thành các khối u trong ruột già. Polyp đại tràng là vô hại nhưng nếu chúng phát triển quá mức, kích thước to thì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể chuyển biến thành ung thư.
1.7. Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Shigella hay Entamoeba histolytica gây ra. Vị trí tấn công thường ở ruột già, gây ra các viêm nhiễm, tiêu chảy dữ dội và chảy máu. Bệnh kiết lỵ cũng là nguyên nhân gây tình trạng đi ngoài ra máu.
1.8. Rò hậu môn
Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng hậu môn trực tràng, chỉ sự xuất hiện của một đường hầm nhỏ ở dưới vùng da hậu môn. Tình trạng này là hậu quả của việc không điều trị kịp thời áp xe quanh hậu môn trực tràng. Các tuyến nhỏ tạo chất nhờn nằm bên trong hậu môn bị tắc và nhiễm trùng gọi là áp xe, để lâu có thể phát triển thành rò hậu môn.
Tìm hiểu thêm: Viêm sưng huyết hang vị và những thông tin hữu ích
1.9. Ung thư đại tràng
Đây là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy. Ung thư đại tràng là bệnh nguy hiểm nên khi thấy xuất hiện triệu chứng này, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
2. Đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?
Hiện tượng đi cầu ra máu kèm chất nhầy diễn ra thường xuyên và kéo dài khiến cho nhiều người lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Nó khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái hoang mang, mệt mỏi vì lo lắng cho sức khỏe của mình, nhất là khi chưa đi khám.
Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tình trạng chảy máu khi đi ngoài sẽ thường xuyên diễn ra với lượng máu mất nhiều hơn. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu rất cao dẫn đến nhiều biểu hiện bất thường như: Chóng mặt, choáng váng, da dẻ xanh xao, sức khỏe suy kiệt, thiếu sức sống.
Chưa kể, tình trạng đi ngoài ra máu còn là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý mà nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nguy hiểm nhất là bệnh ung thư đại tràng.
Do vậy, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng khuyến cáo, khi có biểu hiện như vậy người bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện khám để được điều trị ngay cho dù hiện tượng này xuất phát từ bất cứ lý do nào.
3. Cách phòng tránh bệnh đi ngoài ra máu và chất nhầy
Để ngăn ngừa tình trạng này xuất hiện, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chúng ta cần áp dụng những biện pháp đơn giản sau đây:
– Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ và các loại rau quả tươi ngon.
– Hạn chế thực phẩm cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ…
– Hạn chế rượu bia, thuốc lá hoặc những đồ uống chứa chất kích thích như cà phê.
– Tập thói quen đại tiện đều đặn trong ngày, không ngồi đại tiện quá lâu và rặn mạnh dễ gây bệnh trĩ.
– Thường xuyên vận động thể dục thể thao nhằm nâng cáo sức đề kháng.
– Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, nên đi lại sau mỗi giờ làm việc.
– Giữ tâm trạng thoải mái, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm đại tràng: nguyên nhân và cách điều trị
Khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu và chất nhầy cần đi khám ngay để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.