Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị và thời gian sống của người ung thư. Vậy cụ thể, người bị ung thư nên ăn uống thế nào để đáp ứng điều trị tốt nhất? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bị ung thư nên ăn uống thế nào?
Dinh dưỡng không đảm bảo hoặc sai cách khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng, teo cơ, suy giảm chức năng vận động, sức đề kháng, không đáp ứng với điều trị, vết mổ chậm lành, dễ nhiễm trùng… Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng theo đó mà giảm sút, bệnh nhân thiếu tỉnh táo, không đủ sức để tự sinh hoạt cơ bản (ngồi, nói chuyện, đi lại, xem tivi, đọc sách…) và nhanh chóng rơi vào tình trạng suy kiệt.
Dinh dưỡng không đảm bảo hoặc sai cách khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng, teo cơ, suy giảm chức năng vận động, sức đề kháng
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.
1. Bệnh nhân ung thư nên ăn gì?
- Lựa chọn thức ăn giàu năng lượng, đạm, món ăn yêu thích và hợp khẩu vị, dễ tiêu. Cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, đậu nành, trứng, cá, hải sâm, sò huyết, bào ngư, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư.
- Ăn nhiều các thực phẩm củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm thuốc kích thích, các chất bảo quản như bưởi, dừa, đu đủ, chuối, thanh long, bí xanh, bí đỏ, xu hào, khoai sọ, khoai lang, củ đậu, ngô non… Nên ăn thêm những đồ ăn nhẹ như sữa chua, ngũ cốc, phomai và báng quy hoặc súp
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn giảm cân sau sinh bằng gạo lứt
Bệnh nhân nên ăn các loại quả như: bưởi, dừa, đu đủ, chuối, thanh long…
- Nên ăn theo giờ nhất định, không nên đợi đói hay thèm ăn mới ăn. Ăn khi đồ ăn còn ấm (không quá nóng hoặc lạnh).
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ
- Uống đủ 1,5 lít nước mỗi ngày, uống nước trái cây, sữa, sinh tố, trà xanh, nước sâm… thay cho nước lọc.
- Vận động nhẹ nhàng, hạn chế nằm một chỗ
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh suy nghĩ quá nhiều.
2. Bệnh nhân ung thư không nên ăn gì?
- Những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu sống, tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.
- Các loại thịt màu đỏ như lợn, trâu, bò, ngựa vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó tiêu, khó hấp thu hơn do cần tới nhiều enzyme để thủy phân.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu và nguyên nhân của sưng lợi răng trong cùng
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ
- Các loại bột dinh dưỡng có nguồn gốc từ các loại thực phẩm biến đổi gen vì có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng.
- Các loại thức ăn chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.
- Thuốc lá và các đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà và sô cô la.
Trước khi đưa ra thực đơn cho bệnh nhân ung thư, người nhà cần trao đổi với bác sĩ điều trị trực tiếp.
Để đăng ký khám ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.