Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì là vấn đề nhiều người băn khoăn đặc biệt là những người đang mắc bệnh. Một chế độ ăn uống tốt hợp vệ sinh không những giúp người bệnh mau phục hồi mà còn hỗ trợ con người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh gây khó chịu, khiến người bệnh gặp phải những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng.
Triệu chứng cảnh báo bệnh rối loạn tiêu hóa
Người bệnh khi bị rối loạn tiêu hóa thường có những dấu hiệu như sau:
– Rối loạn đại tiện: tiến triển chậm nhưng nặng dần. Người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước. Người bệnh có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.
– Đau bụng: Có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng.
– Đầy hơi khó tiêu: Đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.
Một số triệu chứng khác: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn, v.v…
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Người bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn một số loại thực phẩm sau:
Nước: Nhiều nghiên cứu cho thấy uống nhiều nước giúp quá trình đào thải ở thận diễn ra tốt hơn. Trung bình mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,5 – 3 lít nước là tốt nhất. Nếu có thể uống kết hợp với nước khoáng có chứa hàm lượng kali (K), magiê (Mg) thì tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm trực tràng
Thịt nạc, thịt gà, đậu hũ: Là những thực phẩm có hàm lượng đạm cao vừa có khả năng tái tạo niêm mạc trong đường ruột và khả năng tổng hợp kháng thể khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra loại thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất vôi cần thiết cho khả năng chống dị ứng của tuyến thượng thận. Nên ăn thịt trắng thay cho thịt đỏ bởi thịt đỏ có chứa nhiều lượng chất khó tiêu không tốt cho hệ tiêu hóa.
Vitamin D: Các thực phẩm có nhiều hàm lượng sinh tố D như: trứng luộc và cá biển,.. có tác dụng kháng viêm trong các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này không nên sử dụng thường xuyên mà chỉ nên sử dụng khoảng 3 lần trong tuần.
>>>>>Xem thêm: Đau tức hậu môn là bệnh gì và nên xử trí như thế nào?
Trái cây: trong trái cây chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể đặc biệt là vitamin C. Vitamin C có thể giúp các vết loét trên niêm mạc mau lành hơn, kích thích quá trình tái tạo tế bào cơ thể và quá trình thải bỏ cặn bã trong cơ thể. Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn ổi, đây là một loại trái cây chứa hàm lượng chất chát tốt có khả năng làm êm dịu hệ thống đường ruột và cũng là loại quả có rất nhiều Vitamin C.
Ngoài ra, người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị bệnh hiệu quả. Với những thông tin trên đây, nếu bạn đọc băn khoăn cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.