Bản thân bệnh ung thư cùng với các phương pháp điều trị có thể gây ra các rủi ro và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Trong đó, tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ khá phổ biến. Vậy cách xử lý khi bệnh nhân ung thư tiêu chảy thế nào?
Bạn đang đọc: Xử lý khi bệnh nhân ung thư tiêu chảy thế nào?
1. Nguyên nhân bệnh nhân ung thư bị tiêu chảy
Gọi là tiêu chảy khi đi ngoài ra phân cùng với nước nhiều lần/ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư như:
- Do nhiễm trùng
- Do các tác tác dụng phụ của hóa trị liệu, xạ trị
- Do bản thân bệnh ung thư
- Do dùng thuốc
- Do nuôi dưỡng
Hóa trị có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
2. Mức độ tiêu chảy
Tiêu chảy được mô tả theo các cấp độ sau, từ nhẹ đến nặng, dựa trên phân độ của Viện Ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ):
- Mức độ 1: Tăng số lần đại tiện nhưng ít hơn 4 lần một ngày.
- Mức độ 2: Tăng số lần đại tiện từ 4 đến 6 lần một ngày.
- Mức độ 3: Bao gồm nhiều yếu tố và bạn cần phải nằm viện để điều trị: số lần đại tiện tăng hơn 7 lần một ngày.; không kiểm soát được đại tiện, ỉa són; giảm khả năng sinh hoạt và tự chăm sóc bản thân hàng ngày.
- Mức độ 4: Tình trạng đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc đặc biệt ngay..
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp chỉnh nha niềng răng tốt và tối ưu chi phí
Có nhiều mức độ tiêu chảy khác nhau
3. Xử lý khi bệnh nhân ung thư tiêu chảy thế nào?
Xử trí:
- Nên nằm trên giường, đi ngoài vào bô ít nhất 2 giờ
- Dùng thức ăn giàu protein, năng lượng, kali và ít chất xơ
- Cố gắng uống nhiều dịch (khoảng trên 3 lít/ngày)
- Ăn thành những bữa ăn nhỏ thường xuyên với những loại thức ăn dễ tiêu như: chuối, gạo, sốt táo, và khoai tây. Nếu hóa trị gây ra tiêu chảy, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn ít chất xơ. Bác sĩ cũng có thể đề nghị những thay đổi khác về chế độ ăn.
- Uống nhiều nước lọc và các loại nước khác để phòng ngừa mất nước. Những người bị mất nước nặng có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
- Nghỉ ngơi
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn
- Không nên dùng các thức ăn kích thích nhu động ruột như: thức ăn nhiều chất xơ bã, quá cay…
- Không uống rượu và các sản phẩm có cafein
- Không dùng các sản phẩm có thuốc lá.
- Không dùng sữa và các sản phẩm từ sữa như: kem sữa, súp sữa…
- Không nên dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
>>>>>Xem thêm: Tự lấy cao răng – Những điều nên biết
Uống nhiều nước lọc và các loại nước khác để phòng ngừa mất nước
Báo cho bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Đi ngoài từ 6-8 lần trở lên, hoặc tiêu chảy kéo dài quá 02 ngày.
- Có máu trong phân
- Xuất hiện đau hoặc hiện tượng khó chịu ở bụng khác với lúc bắt đầu bị tiêu chảy.
- Không đi tiểu được trong quá 12 giờ.
- Sụt cân nhanh sau khi tiêu chảy
- Xuất hiện sốt
Mặc dù tạo nên cảm giác khó chịu, tiêu chảy nhẹ thường không gây nên vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, tiêu chảy nặng có thể dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước. Nó cũng có thể gây nên những vấn đề sức khỏe khác có thể phòng tránh bằng việc phòng hoặc chữa trị tiêu chảy sớm. Do vậy, việc tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng.
Thông tin đã được tham khảo bác sĩ chuyên khoa ung bướu, Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu cúc. Tuy nhiên, thông tin vẫn mang tính tham khảo. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.