Giảm loét miệng, loét da cho bệnh nhân ung thư

Ung thư và các phương pháp điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân, một trong số đó là loét miệng và loét da. Vậy làm thế nào để giảm loét miệng, loét da cho bệnh nhân ung thư?

Bạn đang đọc: Giảm loét miệng, loét da cho bệnh nhân ung thư

1. Loét miệng

Loét miệng hay xuất hiện trên bệnh nhân ung thư đang được điều trị hóa chất, tia xạ, nhiễm trùng, mất nước, chăm sóc răng miệng không tốt, do rượu, thuốc, thiếu protein. Loét miệng có thể kéo dài tới 2-4 tuần.

Giảm loét miệng, loét da cho bệnh nhân ung thư

Loét miệng có thể kéo dài tới 2-4 tuần.

1.1. Dấu hiệu loét miệng ở bệnh nhân ung thư

  • Trong miệng và lợi nhìn đỏ hoặc sưng tấy
  • Có thể có máu trong miệng
  • Vết loét nhỏ ở miệng, lợi hoặc lưỡi
  • Lớp màng trắng hoặc vàng trong miệng
  • Ăn không ngon miệng
  • Đau vùng miệng
  • Bệnh nhân cảm thấy khô miệng, nóng nhẹ, hoặc tăng cảm giác với thức ăn nóng lạnh.
  • Tăng tiết chất nhầy vùng miệng.

1.2. Xử trí khi bị loét miệng, bệnh nhân ung thư nên:

  • Bỏ hàm và răng giả, dùng đèn sáng và soi gương kiểm tra miệng 2 lần một ngày, báo cho bác sĩ, y tá, các diễn biến bất thường như: thay đổi về vị giác, khứu giác.
  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận theo các bước dưới đây:
  • Đánh răng dùng bàn chải mềm, nên ngâm bàn chải vào nước nóng trước khi dùng. Khi đánh răng nên dùng nước ấm. Nếu khi chải răng thấy đau có thể dùng gạc để lau xung quanh miệng.
  • Bỏ và lau sạch răng giả giữa các bữa ăn và theo lịch trình đều đặn.
  • Lau miệng nhẹ nhàng trước, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Uống ít nhất 2 đến 3 ly nước hoa quả mỗi ngày trừ khi không được sự cho phép của bác sĩ.
  • Nếu miệng đau nhiều hoặc gây trở ngại khi ăn nên hỏi bác sĩ đề điều chỉnh cho phù hợp.
  • Chế độ ăn giàu vitamin, protein và không cay
  • Tạo không khí hứng khởi trong bữa ăn

Tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh mất ngủ do đâu? Có thể cải thiện không?

Giảm loét miệng, loét da cho bệnh nhân ung thư

Uống ít nhất 2 đến 3 ly nước hoa quả mỗi ngày trừ khi không được sự cho phép của bác sĩ.

Khi bị loét miệng, bệnh nhân ung thư không nên:

  • Sử dụng thuốc đánh răng cay và không mịn.
  • Dùng các chất mài mòn hoặc dịch soda khi chải răng.
  • Hút thuốc, uống rượu
  • Mang hàm giả khi miệng đau và loét nhiều.
  • Dùng đồ ăn nóng và cay.

1.3. Báo cáo bác sĩ trong các trường hợp:

  • Xuất hiện sốt
  • Ăn kém hơn bình thường
  • Chảy máu

2. Loét da do đè ép

Loét da do đè ép xuất hiện khi dòng cung cấp oxy tới vùng da này bị dừng lại và dẫn tế bào da bị hoại tử. Loét da thường xuất hiện trên người bệnh hay nằm, hay ngồi lâu ở một tư thế.

Giảm loét miệng, loét da cho bệnh nhân ung thư

>>>>>Xem thêm: Tiền sản giật có bị lại không? Làm gì để kiểm soát tiền sản giật?

Loét da do đè ép xuất hiện khi dòng cung cấp oxy tới vùng da này bị dừng lại và dẫn tế bào da bị hoại tử.

2.1. Dấu hiệu loét da ở bệnh nhân ung thư

  • Vùng da tì đè đỏ và không mất đi khi thay đổi tư thế
  • Da rạn nứt, rộp phồng
  • Vết loét hở trên mặt da hoặc ăn sâu và mô ở phía dưới
  • Đau ở vị trí tì đè.

2.2. Xử trí rửa nhẹ vết loét bằng nước muối 0,9%; loại bỏ các mảnh tổ chức hoại tử.

Để đăng ký khám và điều trị ung thư hoặc chăm sóc giảm nhẹ tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *