Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

Chào bác sĩ! Tôi có một vấn đề muốn nhờ bác sĩ giải đáp giúp, đó là bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không? Bệnh viêm loét dạ dày lây qua những con đường nào? Cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Thúy Hòa – Hà Nội)

Bạn đang đọc: Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

Trả lời:

Chào chị Thúy Hòa! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không và những con đường lây nhiễm của bệnh viêm loét dạ dày là gì của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không là quan tâm của rất nhiều người.

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

Chị Thúy Hòa thân mến! Câu hỏi bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không của chị cũng là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người.

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó viêm loét do nhiễm vi khuẩn Hp chiếm khoảng 70%. Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thường khó chữa trị dứt điểm và dễ tái phát, đồng thời nếu mắc bệnh do nguyên nhân này thì khả năng lây bệnh cho người khác là rất cao. Cụ thể:

Vi khuẩn Hp tồn tại ở trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó, việc người lành dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng hay dùng chung bát đũa, ăn cùng mâm với người bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp hoặc hôn, nhai mớm cơm có thể bị lây bệnh. Điều này có nghĩa, bệnh viêm loét dạ dày có tỷ lệ lây qua đường ăn uống rất cao.

Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không?

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật thoát vị bẹn diễn ra như thế nào, cần chuẩn bị gì?

Người lành dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng hay dùng chung bát đũa, ăn cùng mâm với người bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp hoặc hôn, nhai mớm cơm có thể bị lây bệnh.

 Bệnh viêm loét dạ dày lây qua những con đường nào?

Viêm loét dạ dày là bệnh có thể lây truyền sang cho người khác. Các con đường lây truyền của bệnh gồm: Lây qua đường miệng – miệng, miệng – phân của người bệnh, dạ dày – dạ dày. Cụ thể như sau:

Lây qua đường miệng – miệng: Người bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp có thể lây bệnh sang cho người lành thông qua tiếp xúc trực tiếp miệng – miệng (hôn, nhai mớm cơm, thức ăn), qua việc dùng chung vật dụng vệ sinh răng miệng, qua vật dụng ăn uống (dùng chung chén, đũa, cốc uống nước)…

Lây qua đường phân – miệng: Trong phân của người bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp cũng có vi khuẩn Hp. Do đó, thói quen vệ sinh tay kém sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn; không che đậy thức ăn kỹ để ruồi nhặng, chuột bọ, gián… bâu cũng có thể gây lây nhiễm bệnh.

Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Con đường lây nhiễm này chủ yếu xảy ra trong môi trường y tế. Việc vệ sinh đầu dò không đúng cách khi nội soi dạ dày cho bệnh nhân có vi khuẩn Hp, có thể nhiễm sang người không mang Hp, gây ra các bệnh dạ dày.

Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp, cần lưu ý một số điều dưới đây:

+ Không dùng chung các vật dụng ăn uống (bát, đũa, thìa, dĩa), tránh dùng chung nước chấm, gắp đồ ăn cho nhau…

+ Vệ sinh bát đũa của người bệnh sạch sẽ sau khi ăn, nên tráng bằng nước sôi và phơi khô dưới nắng, phơi riêng với dụng cụ ăn uống của cả gia đình.

+ Diệt trừ ruồi, muỗi, gián chuột,… và che đậy kĩ thức ăn.

+ Nên rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

+ Không nên nhai mớm cơm cho trẻ để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp.

+Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh

+Khi có dấu hiệu của bệnh cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về bệnh viêm loét dạ dày có lây qua ăn uống không, chị Thúy Hòa vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 hoặc hotline: 0936 388 288.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *