Hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, mang trách nhiệm hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Khi gặp phải vấn đề tiêu hóa kém sẽ ảnh hưởng xấu tới toàn bộ cơ thể với mức độ nặng nhẹ tùy vào từng trường hợp cụ thể. Vậy hệ tiêu hóa kém thì nên ăn gì để cải thiện tốt?
Bạn đang đọc: Tiêu hóa kém cần ăn gì để cải thiện tốt?
1. Hệ tiêu hóa kém có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như thế nào?
Khi hệ tiêu hóa yếu, bạn có thể gặp phải những vấn đề ví dụ như đau bụng, chán ăn, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy,… Khi những tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng giảm và dẫn tới suy nhược cơ thể.
Không chỉ vậy, tiêu hóa kém còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh Crohn, viêm túi thừa,…
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là yêu cầu rất cần thiết để giúp phục hồi sức khỏe cũng như cải thiện tình trạng tiêu hóa của người bệnh.
2. Thực phẩm tốt cho tiêu hóa?
2.1. Rau xanh là thực phẩm đầu tiên nên ăn
Rau xanh cung cấp hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan cùng nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Vì thế, rau xanh chắc chắn là thực phẩm không thể thiếu với người tiêu hóa yếu. Nên chọn các loại rau xanh đậm màu như cải bó xôi, bông cải xanh, súp lơ, cải mầm Brussels và những loại rau lá xanh khác.
Tìm hiểu thêm: 4 phương pháp trị viêm đại tràng hiệu quả
2.2. Sữa chua tốt cho người tiêu hóa kém
Trong sữa chua có rất nhiều các vi khuẩn axit lactic (men vi sinh). Loại vi khuẩn này có lợi cho hoạt động đường ruột. Mặc dù đường ruột cũng có thể tự sản xuất ra men vi sinh nhưng việc bổ sung thêm sữa chua sẽ giúp tăng cường số lượng lợi khuẩn nhằm làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa.
2.3. Táo
Táo chứa nhiều pectin – một dạng chất xơ hòa tan rất tốt cho đường tiêu hóa. Khi ăn táo, ruột non sẽ không hấp thụ pectin mà pectin tiếp tục được di chuyển xuống ruột kết. Các lợi khuẩn sẽ phân hủy táo ở đây, sau đó tổng hợp để làm tăng khối lượng phân rồi mới đào thải ra khỏi cơ thể.
Vì vậy, táo hỗ trợ giải quyết tốt chứng táo bón hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó, táo còn có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở đường ruột, viêm ruột kết, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.
2.4. Cá hồi
Trong cá hồi có chứa lượng axit béo omega-3 dồi dào sẽ giúp cơ thể giảm các triệu chứng viêm. Đối với người tiêu hóa kém, bị viêm ruột không dung nạp thực phẩm hoặc các rối loạn tiêu hóa khác thì việc ăn cá hồi sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng này.
2.5. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa 100% các thành phần như cám, mầm và nội nhũ. Các loại ngũ cốc như yến mạch, hạt quinoa (diêm mạch) hoặc các sản phẩm từ lúa mì nguyên cám,.. có hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện tiêu hóa hiệu quả.
2.6. Tiêu hóa kém nên ăn hạt chia
Hạt chia được biết đến là nguồn chất xơ tuyệt vời. Chất xơ trong hạt chia khi được dung nạp vào cơ thể sẽ hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột, tốt cho dạ dày nhờ đó giúp hoạt động tiêu hóa được khỏe mạnh.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân tắc ruột cơ học
3. Trường hợp nào khi tiêu hóa kém cần tiến hành thăm khám
Khi người bệnh đã thực hiện chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng khoa học cùng thói quen sinh hoạt hợp lý mà vẫn gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình thì cần chủ động tiến hành thăm khám sớm để kịp thời phát hiện, xử lý những bất thường.
Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa cảnh báo bệnh lý như:
– Ăn không tiêu, chán ăn
– Cảm giác buồn nôn hoặc nôn dù trước đó không ăn gì
– Cơ thể mệt mỏi, sắc mặt xanh xao cùng dấu hiệu bị suy nhược
– Sút cân không rõ nguyên nhân
– Đi vệ sinh thất thường
– Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
Các vấn đề liên quan đến tiêu hóa kém có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Xây dựng một chế độ ăn đủ dưỡng chất cùng thói quen sinh hoạt điều độ và thực hiện thăm khám khi cần để chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh lý hiệu quả.