Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng khò khè, ọc sữa, nôn trở ở trẻ nhỏ. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ cần được tiến hành sớm để tránh những biến chứng xấu.
Bạn đang đọc: Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Theo đúng quy luật tự nhiên, khi ăn, thức ăn sẽ đi từ miệng vào thực quản và xuống dạ dày. Tại dạ dày, thức ăn sẽ được nhào trộn, nghiền nhuyễn và tiếp tục được xử lý để phân hủy thành phân, tổng ra ngoài qua con đường đại tiện.
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng xảy ra khi thức ăn đi ngược với con đường tự nhiên, đi ngược tự dạ dày lên thực quản gây nên tình trạng khò khè, ọc sữa, nôn.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhũ nhi, trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng khò khè, ọc sữa, nôn trớ ở trẻ nhỏ.
2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh thường gặp:
- Do dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định.
- Những trẻ dưới 12 tháng đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi chủ yếu chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thức ăn lỏng rất dễ lọt ra ngoài khi chỉ xuất hiện một khe hở nhỏ.
- Tư thế cho trẻ bú không đúng: Hầu hết các bé đều nằm khi bú, đặc biệt là khi bú đêm hay bú sữa bình. Ở tư thế này dạ dày giống như một ly sữa bị đặt nằm ngang khiến cho sữa dễ trào ra ngoài.
- Bế vác trẻ khi trẻ vừa mới bú sữa xong. Rung lắc trẻ nhiều khi mới bú sữa…
- Do các bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức co bóp hay tiêu hóa của dạ dày, ruột như dị ứng đạm sữa bò, bại não, nhiễm trùng toàn thân, viêm dạ dày,…
Tìm hiểu thêm: Khi nào cần nội soi dạ dày?
3. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
Hầu hết trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là trào ngược sinh lý do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện và do đặc tính ăn đồ lỏng, tư thế bú… Tình trạng trào ngược sinh lý chỉ là nhất thời trong một giai đoạn đầu đời của bé và sẽ tự khỏi.
Tuy nhiên, với những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý thì nên điều trị sớm. Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản trẻ em nên tiến hành trước 12 tháng tuổi. Khi đó, cơ vòng thực quản sẽ co bóp trở lại như bình thường. Nếu bệnh còn diễn tiến tiếp tục qua thời điểm 1 năm, khả năng khỏi bệnh xuống rất thấp dẫn đến hậu quả là việc hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể trẻ không đầy đủ, khiến trẻ chậm phát triển, đề kháng kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Dưới đây là một vài phương pháp giúp làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở tre, cha mẹ có thể áp dụng:
>>>>>Xem thêm: Xuất huyết dạ dày có đau không?
-Thay đổi tư thế cho trẻ bú: Cho trẻ bú nhiều cữ, các cữ bú nên được chia nhỏ mỗi lần 30 – 60ml sữa. Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú xong. Không nên vác trẻ lên vai trong những trường hợp này vì dễ làm trẻ ọc sữa ra do dạ dày bị đè ép.
-Làm đặc thức ăn
-Tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày thực quản như: Nước cam, quýt, bưởi; thực phẩm giàu chất béo; sô-cô-la, cà phê; tỏi, hành, thức ăn cay; xốt cà chua và những thực phẩm chế biến kèm xốt cà chua.
-Điều chỉnh tư thế trẻ sau bữa ăn: Bế thẳng trẻ sau ăn khoảng 20 – 30 phút; trẻ ngủ với đầu giường nâng cao 30 độ; tránh cho trẻ nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn, ít nhất là 2 giờ; tránh cho trẻ mặc quần áo quá chật ngay sau bú.
…
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 hoặc hotline: 0936 388 288.