Bệnh viêm đại tràng mạn tính rất dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc, học tập của người bệnh. Vậy, bệnh viêm đại tràng mạn tính là gì? Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm đại tràng mạn tính
Bệnh viêm đại tràng mạn tính là gì?
Viêm đại tràng mạn tính là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến, liên quan tới tình trạng tổn thương niêm mạc đại tràng gây nên những rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân sống… Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính.
Viêm đại tràng mạn tính không khó điều trị nhưng bệnh lại rất dễ tái phát và thường nặng lên sau mỗi lần tái phát. Các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây trở ngại cho sinh hoạt, công việc và học tập của người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn tính
Bệnh viêm đại tràng mạn tính có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân sau đây:
- Nhóm do nhiễm: vi khuẩn (trực khuẩn lao, lỵ, lậu cầu khuẩn, Clostridium), virus(Cytomegalovirus, Herpes simplex), ký sinh trùng(Amip, Giardia lamblia), nhiễm nấm(Candida).
- Nhóm không do nhiễm: Viêm loét đại tràng vô căn; bệnh Crohn; do xạ trị vùng chậu; do thiếu máu.
Biểu hiện của viêm đại tràng mạn tính
Đặc điểm chính của bệnh viêm đại tràng mạn tính là gây ra hiện tượng viêm, loét và rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh viêm đại tràng mạn tính có triệu chứng chung thường là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, trướng bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi táo, khi nát, phân sống), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác vẫn muốn đi nữa…
Bệnh viêm đại tràng mạn tính rất dễ tái phát. Các nguyên nhân khiến viêm đại tràng mạn tính dễ tái phát gồm:
-Ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu bia
-Căng thẳng – stress kéo dài
-Không điều trị triệt để
-Tự ý điều trị
-Điều trị ở giai đoạn muộn…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính như thế nào?
Nguyên tắc chung là điều trị nội khoa với phương châm kiên trì và toàn diện, bao gồm: Lựa chọn chế độ ăn uống, làm việc và sinh hoạt phù hợp; tuỳ theo bệnh trạng cụ thể mà sử dụng thuốc cho hợp lý; loại trừ nguyên nhân gây bệnh nếu có; điều trị kháng sinh chống nhiễm khuẩn (berberin, biseptol, ercefuryl…), chống nấm (nystatin), chống ký sinh trùng (flagyl, klion, fugacar…), chống miễn dịch (liệu pháp corticoid)…; các thuốc giảm đau và chống co thắt (papaverin, no-spa, spasmaverine…); thuốc chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn (smecta, antibio, bioflor, biolactyl…)
>>>>>Xem thêm: Cắt Polyp trực tràng khoảng bao ngày đi làm nặng được?
Lưu ý: Việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Việc dùng sai thuốc có thể khiến bệnh viêm đại trạng mạn trở nên trầm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Quá trình điều trị cần kết hợp với việc thay đổi lối sống…
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về viêm đại tràng mạn tính, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 hoặc hotline: 0936 388 288.