U nang buồng trứng là căn bệnh lành tính trong đó một túi chứa đầy dịch (u nang) sẽ phát triển ở một hay hai bên buồng trứng. Đây là căn bệnh phố biến ở nữ giới. Để hiểu về căn bệnh này cũng như biết cách điều trị u nang buồng trứng, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách điều trị u nang buồng trứng
Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng
Hình ảnh u nang buồng trứng
Bệnh nhân u nang buồng trứng thường có các biểu hiện như:
- Đau bụng
- Cảm giác đau thắt lưng hoặc đù
- Ngực căng cứng
- Đau vùng hố chậu có thể xảy ra trước hoặc sau kì kinh
- Chướng bụng, sưng bụng
- Đau khi quan hệ
- Rối loạn kinh nguyệt
- Buồn nôn, nôn ói
- Sốt
- Chóng mặt
- Thở gấp…
Tìm hiểu thêm: Viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Cẩn thận với những cơn đau bất thường
Những dấu hiệu trên có thể cảnh báo u nang buồng trứng, cũng có thể là các bệnh lý phụ khoa hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác, do đó để biết chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán u nang buồng trứng
Căn cứ vào tình trạng người bệnh, kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các chẩn đoán cơ bản và chuyên sâu khác để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, vị trí u, loại u.
Xét nghiệm CA 125, siêu âm, chụp CT, chụp MRI, chụp X- Quang… Nếu u nang lớn hoặc kéo dài, hay nghi ngờ ung thư, bệnh nhân có thể cần phải được sinh thiết. Bệnh nhân có thể cần được tái khám sau 6 – 8 tuần để theo dõi khối u.
Cách điều trị ung nang buồng trứng
Việc điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào từng loại u nang và nguyên nhân xuất hiện của chúng. Khoảng 90% ca u nang buồng trứng ở những phụ nữ trẻ không phải ung thư thì không cần sử dụng các phương pháp điều trị để can thiệp u. U nang chức năng thường không cần điều trị, chúng thường tự biến mất sau khoảng 8 đến 12 tuần.
Nếu bạn bị u nang tái phát thường xuyên hay hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ có thể kê thuốc cho bạn uống. Các loại thuốc này giúp giảm nguy cơ các u nang tái phát. Một điều cần lưu ý, các thuốc này sẽ không giúp làm giảm kích cỡ của khối u.
Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định trong các trường hợp:
- Khối u nang phức tạp
- Khối u nang gây ra các triệu chứng
- Khối u nang lớn hơn 10 cm
- Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh.
>>>>>Xem thêm: Thuốc chữa ung thư vòm họng
Tầm soát ung thư phụ khoa là cách tốt nhất để phát hiện các bệnh lý về phụ khoa, trong đó có u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng
Một số lưu ý trong điều trị u nang buồng trứng
Để quá trình điều trị u nang buồng trứng đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống thuốc hay ngừng uống thuốc
- Phát hiện những dấu hiệu bất thường cần báo bác sĩ ngay, đặc biệt là lưu ý chu kì kinh nguyệt
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
Buồng trứng là cơ quan thực hiện chức năng sinh sản, tuy nhiên đây lại là cơ quan dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như: u nang buồng trứng, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, suy buồng trứng, hội chứng đa nang, ung thư cổ tử cung… Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng, hoại tử mô buồng trứng, mang thai ngoài tử cung, vô sinh, thậm chí tử vong. Do đó, phụ nữ nên chủ động khám tầm soát ung thư phụ khoa định kì để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, những mầm mống ung thư buồng trứng và kịp thời điều trị.