Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp do thói quen ăn uống thất thường, bỏ bữa, căng thẳng…Để giúp bạn đọc biết vị trí đau dạ dày ở đâu? Biểu hiện bệnh như thế nào, chúng tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Vị trí đau dạ dày ở đâu?
1. Vị trí đau dạ dày ở đâu?
1.1. Đau vùng thượng vị
Cẩn thận với những cơn đau vùng thượng vị
Vị trí này nằm trên rốn và dưới mỏm và dưới mỏm xương ức. Đây là vị trí đau dạ dày thường gặp ở nhiều bệnh nhân. Mức độ đau tùy thuộc vào từng người. Có người chỉ đau tức, có người đau bỏng rát, có người lại đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên ngực.
Đau ở vùng thượng vị là một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thoát vị đĩa đệm, viêm tụy hoặc sỏi mật.
1.2. Đau phần giữa bụng
Người bị đau dạ dày có thể xuất hiện cơn đau vùng giữa bụng. Cơn đau có thể âm ỉ hay quặn thắt phụ thuộc vào mức độ bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về chu kỳ kinh không đều
Đau ở giữa bụng là triệu chứng thường thấy của của bệnh đau dạ dày
2. Dấu hiệu và triệu chứng đau dạ dày
Đau dạ dày ở giai đoạn đầu thường có biểu hiện như: cảm giác cồn cào bụng, ợ chua, nóng rát dạ dày, chán ăn, trướng bụng, đau bụng âm ỉ.
Đến giai đoạn sau bệnh tiến triển nặng hơn gây ra các cơn đau dữ dội, nhất là khi ăn các loại thức ăn cay, nóng, chua,… hay uống rượu, các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas,… Kèm theo đó là hiện tượng ợ chua, ợ nóng, nóng rát phần bụng trên.
Người bệnh có thể sốt nhẹ, xuất huyết dạ dày dẫn đến nôn ra máu, đại tiện phân đen.
Ngoài ra, người bệnh có thể bị giảm cân đột ngột do dạ dày bị tổn thương sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi.
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng này bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh
3. Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày
>>>>>Xem thêm: Ung thư giai đoạn cuối bị phù chân: Lưu ý quan trọng
Tầm soát ung thư dạ dày – thực quản – đại trực tràng sớm phát hiện những bệnh lý về dạ dày, phát hiện các mầm mống ung thư ngay cả khi bệnh chưa biểu hiện ra ngoài
Để phòng bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ.
- Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, củ quả.
- Ăn với khẩu phần vừa phải, không nên ăn quá no, ăn chậm nhai kĩ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày.
- Tránh xa các loại thực phẩm cay, chứa nhiều axit
- Hạn chế rượu bia, đồ uống có gas
- Không bỏ bữa, không ăn mặn
- Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày.
- Không nên ăn trước khi đi ngủ, không tập thể dục khi mới ăn xong.
- Không tùy tiện sử dụng thuốc
- Ngoài ra, bạn nên ngủ sớm, tránh căng thẳng, giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
Đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể biến chứng thành bệnh ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị…Do đó, bạn cần chủ động bảo vệ dạ dày bằng cách loại bỏ các yếu tố gây bệnh như: ăn đồ ăn cay, nóng, bỏ bữa, uống bia rượu… Đồng thời bạn nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày – thực quản – đại trực tràng định kì để sớm phát hiện các bệnh lý về đường tiêu hóa.