Ung thư đại tràng giai đoạn 1 thường rất ít khi gây ra triệu chứng, hoặc các triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng. Đa số người bệnh phát hiện ra do thường xuyên tầm soát bệnh, hoặc tình cờ phát hiện bệnh thông qua nội soi đại tràng.
Bạn đang đọc: Ung thư đại tràng giai đoạn 1
Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu, người bệnh ung thư đại tràng thường có lượng máu nhỏ trong phân. Máu có thể không phát hiện được bằng mắt thường mà phải quan sát trong phòng xét nghiệm.
Khi khối u đã phát triển lớn hơn, các triệu chứng khác có thể xuất hiện như:
- Thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn táo bón, tiêu chảy.
- Máu trên hoặc trong phân. Dấu hiệu này cũng có thể gây ra bởi các điều kiện khác như bệnh trĩ, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn… Ngoài ra, một số thực phẩm như củ cải, củ dền, nước ngọt có ga như pepsi, coca… có thể khiến phân có màu đen hoặc đỏ.
- Thiếu máu không rõ nguyên nhân gây mệt mỏi và chậm chạp.
- Đau bụng hoặc đầy hơi
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
Ung thư đại tràng là một trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp nhất hiện nay. Điều trị ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm giúp tăng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Vì thế khi thấy xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo bệnh, người bệnh nên đi khám và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1
Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1 phụ thuộc vào loại tế bào ung thư, giai đoạn của bệnh, sức khỏe và thể trạng của bệnh nhân. Thông thường, các phương pháp điều trị thường được chỉ định là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Tìm hiểu thêm: Loét dạ dày có nguy hiểm không? Lưu ý về chế độ ăn uống
Phẫu thuật
Đa số bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn đầu được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Đây là thủ thuật cắt bỏ phần đại tràng có chứa khối u, sau đó nối các phần đại tràng còn lại với nhau để người bệnh có thể đào thải các chất thải một cách bình thường. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước và vị trí của khối u để quyết định cắt bao nhiêu phần đại tràng. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi hoặc mở ổ bụng.
Hóa trị
Ở giai đoạn 1 của ung thư đại tràng, bệnh nhân có thể được chỉ định hóa trị để tiêu diệt những tế bào ung thư có thể còn sót lại sau khi phẫu thuật (hóa trị bổ trợ). Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ khối u có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, đôi khi các tế bào có thể đã lan vào các mô xung quanh hoặc vào các hạch bạch huyết và bị bỏ sót. Bởi vậy, hóa trị bổ trợ có thể giúp tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư và giảm nguy cơ ung thư tái phát.
>>>>>Xem thêm: 5 vị trí đau bụng không nên chủ quan
Xạ trị
Thông thường, xạ trị ít khi được áp dụng trong điều trị ung thư đại tràng, nhưng có thể được sử dụng để điều trị ung thư trực tràng. Trường hợp này xạ trị có thể giúp thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật và thực hiện sau phẫu thuật để giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Theo dõi sau điều trị
Sau khi điều trị, người bệnh cần thực hiện kiểm tra định kỳ trong nhiều năm để theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật cũng như khả năng ung thư tái phát. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc hợp lý sau điều trị để giúp hồi phục nhanh hơn, nâng cao sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ tái phát ung thư.
Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1 vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp chữa trị phù hợp. Để tìm hiểu thêm về ung thư đại tràng giai đoạn 1, độc giả có thể liên hệ theo số hotline 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.