Ung thư bàng quang là bệnh nguy hiểm có liên quan tới đường tiểu. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng lớn. Vì thế, khi thấy các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư bàng quang dưới đây, bạn cần đi khám ngay.
Nhiễm trùng đường tiểu
Bạn đang đọc: Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang thường bị nhầm với nhiễm trùng đường tiểu do các triệu chứng khá tương đồng. Vì thế, khi có các triệu chứng tiểu đau, tiểu không tự chủ, hay buồn tiểu… thì bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
Nhiễm trùng đường tiểu là triệu chứng cảnh báo ung thư bàng quang
Máu trong nước tiểu
Triệu chứng này phổ biến nhất ở người bị ung thư bàng quang. Việc đi tiểu có máu thường không gây đau đớn, khó chịu gì, lượng máu ít nên nhiều người không phát hiện sớm bệnh.
Khi thấy nước tiểu có màu hồng hoặc có những tia máu trong nước tiểu, bạn nên đi khám ngay.
Ăn không ngon
Đây cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư bàng quang mà ít người biết. Việc ăn uống không ngon miệng sẽ kéo theo tình trạng cơ thể thiếu chất, thường xuyên mệt mỏi và giảm cân nhanh chóng.
Chân sưng to bất thường
Nếu chân bạn sưng to bất thường kèm theo các triệu chứng như đau lưng đột ngột thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang. Lý do là bởi thận đang bị tích trữ nước, dẫn tới hiện tượng phù chân.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư vòm họng tái phát
Chân sưng to bất thường cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang
Đau ở vùng xương hông, chậu
Cơn đau mạn tính ở bụng dưới cũng có liên quan tới ung thư bàng quang. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng sườn, bụng, xương chậu, xương hông… Vì thế khi thấy xuất hiện những cơn đau ở khu vực này, bạn cần đi khám ngay.
Các triệu chứng cảnh báo ung thư bàng quang có thể nhầm lẫn với những bệnh lý khác ở đường tiểu nên bạn không được chủ quan. Bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
Cách phát hiện sớm ung thư bàng quang
Để phát hiện sớm ung thư bàng quang, bạn cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thực hiện các xét nghiệm, thăm khám cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.
- Khám lâm sàng: bác sĩ khám bụng và hố chậu để tìm khối u. Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bản thân và gia đình để có kết luận sơ qua về sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Bao lâu nên kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung lại?
Người bệnh cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe
- Xét nghiệm nước tiểu: phương pháp này giúp bác sĩ tìm máu trong nước tiểu.
- Chụp thận – niệu quản: bác sĩ tiêm một loại thuốc cản quang vào mạch máu. Thuốc này tích tụ lại trong nước tiểu, làm hiện lên hình ảnh của bàng quang trên phim X-quang.
- Soi bàng quang: bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có nguồn sáng (ống nội soi bàng quang) để quan sát trực tiếp bên trong bàng quang. Bác sĩ đưa ống soi vào trong bàng quang qua niệu đạo để quan sát niêm mạc bàng quang.
- Sinh thiết: bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô qua ống nội soi để tiến hành sinh thiết nhằm xác định tính chất của khối u.
Trường hợp mắc ung thư bàng quang, bác sĩ sẽ xác định mức độ và giai đoạn bệnh cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.