Nhiều người nghe nói: hạch bạch huyết có thể gây ung thư, nhưng không biết hạch bạch huyết là gì? chúng thường mọc ở những vị trí nào trên cơ thể. Và khi nào thì hạch bạch huyết gây ung thư? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hạch bạch huyết là gì? Khi nào thì gây ung thư?
1. Hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết còn gọi là hạch lympho nằm rải rác ở mạch bạch huyết và là một phần của hệ bạch huyết. (ảnh minh họa)
Hạch bạch huyết hay còn gọi là hạch lympho, đây là một trong vô số các cấu trúc trơn, có hình dạng bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết và là một phần của hệ bạch huyết.
Hạch bạch huyết có kích thước từ vài mm đến khoảng 1-2 cm. Mỗi hạch bạch huyết sẽ được bao phủ bởi một lớp vỏ dạng sợi. Chúng được chia thành vỏ ngoài và miền tủy ở bên trong, vỏ bao bọc xung quanh miền tủy.
Các khoang trong hạch bạch huyết được gọi là nang bạch huyết, mỗi nang có một vùng vỏ tạo thành từ tế bào nang B, một vùng cận vỏ tế bào T, và một vùng đế của nang ở miền tuỷ.
2. Vai trò của hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết chứa tế bào bạch huyết và vai trò tác động đến hệ miễn dịch trong cơ thể. (ảnh minh họa)
Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đới với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa tế bào bạch huyết và có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai, nhưng cũng có thể bị viêm và sưng khi làm nhiệm vụ này.
Mạng tế bào lưới ở hạch bạch huyết không chỉ giúp hỗ trợ cấu trúc mà còn là bề mặt kết dính của tế bào tua, đại thực bào và tế bào lympho. Nó cho phép trao đổi chất với máu qua tiểu tĩnh mạch nội mô cao và cung cấp yếu tố phát triển và tuần hoàn cần thiết cho việc kích hoạt và phát triển tế bào miễn dịch.
3. Hạch bạch huyết thường xuất hiện ở đâu?
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Đẻ mổ có được ăn bánh chưng không
Hạch bạch huyết có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, nhưng chúng thường tập trung chủ yếu ở các vùng như cổ, nách, bẹn. (ảnh minh họa)
Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, nhưng chúng thường tập trung chủ yếu ở các vùng như cổ, nách, bẹn. Khi cơ thể xuất hiện các hạch bạch huyết, chúng có thể sưng to hoặc không to, có hạch sưng đau hoặc không đau, đôi khi có những hạch di chuyển hoặc không di chuyển.
Vì vậy khi thấy xuất hiện hạch trên cơ thể, bạn cần chú ý quan sát, không nên chủ quan, vì có thể hạch là lành tính và có thể biến mất nhưng cũng có thể hạch lại là một dấu hiệu biểu hiện của một bệnh lý ung thư.
4. Khi nào hạch bạch huyết gây ung thư
>>>>>Xem thêm: Thấy dấu hiệu này trên da, đi khám ung thư ngay
Hạch bạch huyết có thể gây ung thư khi chúng có chứa các tế bào bạch huyết ác tính. (ảnh minh họa)
Hạch bạch huyết có thể bị ảnh hưởng bởi ung thư mô lympho và ung thư cấp độ hai ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Ung thư mô lympho cấp độ một được gọi là ung thư hạch bạch huyết, bao gồm ung thư hạch bạch huyết Hodgkin và ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin.
Ung thư hạch bạch huyết có nhiều triệu chứng từ những vết sưng không đau phát triển chậm trong thời gian dài đến các vết sưng phát triển nhanh và lớn trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
Vì vậy không phải ai bị nổi và sưng hạch bạch huyết ở các vị trí như cổ, nách, bẹn cũng đều gây ung thư. Để chần đoán và xác định chính xác xem hạch bạch huyết trên có chữa mầm mống ung thư không, thì cần phải thăm khám với bác sĩ và có thể làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác.