Ung thư đại tràng rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm và dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Vậy chúng ta có thể nhận biết các dấu hiệu ung thư đại tràng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau và tìm ra câu trả lời nhé!
Bạn đang đọc: Nhận biết dấu hiệu ung thư đại tràng như thế nào?
1. Tổng quan về ung thư đại tràng
1.1. Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng còn được gọi là ung thư ruột già, đây là loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng tốt nếu được phát hiện khi bệnh mới chỉ ở giai đoạn sớm hoặc chỉ có các tổn thương tiền ung thư. Càng phát hiện muộn thì khả năng điều trị thành công càng thấp, tiên lượng sống cũng mong manh hơn.
Nếu được điều trị sớm thì ung thư đại tràng có đến 90% cơ hội điều trị thành công
1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng có thể xuất phát từ bất cứ vị trí nào của đại tràng như: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng lên, đại tràng ngang hay manh tràng.
Dựa theo cấu trúc của đại tràng cũng như cách tế bào ung thư lây lan từ đại tràng tới các cơ quan khác trên cơ thể mà bệnh được chia làm 4 giai đoạn phát triển như sau:
– Giai đoạn I: Là giai đoạn sớm nhất, khối u vẫn chỉ tồn tại duy nhất trong đại tràng. Lúc này tế bào ung thư xuất hiện tại niêm mạc và phát triển trong các lớp của đại tràng. Ung thư đại tràng giai đoạn I còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.
– Giai đoạn II: Tế bào ung thư bắt đầu phát triển rộng hơn, lan sang các khu vực khác thuộc đại tràng nhưng chưa xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn ung thư này có thể được chia nhỏ các giai đoạn IIa, IIb và IIc, dựa trên mức độ lan xa hay gần của các tế bào ung thư.
– Giai đoạn III: Các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn này được chia nhỏ thành các giai đoạn IIIa, IIIb và IIIc dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư.
– Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư đại tràng. Lúc này các tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan ở xa, ngoài trực tràng. Giai đoạn này cũng có thể chia nhỏ thành các giai đoạn IVa và IVb.
2. Nhận biết dấu hiệu ung thư đại tràng như thế nào?
Khi mắc ung thư đại tràng, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa, tiêu biểu như:
2.1. Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Tổn thương gặp phải khi khối u hình thành và dần phát triển trong đại tràng sẽ dẫn đến những rối loạn trong hệ tiêu hóa.
Đầu tiên là tình trạng ợ hơi, ợ chua, thường xuyên đau tức bụng trước hoặc sau khi dùng bữa. Người bị ung thư đại tràng cũng thấy hơi thở có mùi hôi, khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn thấy chán ăn, không có khẩu vị, bụng căng chướng và khó tiêu.
Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như trên có thể gặp phải ở người mắc bệnh lị. Trong trường hợp đó, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, nếu mắc phải ung thư đại tràng thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng.
Tìm hiểu thêm: Chi phí điều trị cười hở lợi: Tất cả những gì bạn cần biết
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng rất phổ biến ở người mắc ung thư đại tràng
2.2. Đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn thấy mình không ăn kiêng hay tập luyện quá sức mà cân nặng vẫn đột ngột giảm xuống một cách bất thường thì hãy cảnh giác, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là ung thư đại tràng.
Chính tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài như đã nói ở trên sẽ khiến người bệnh không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và giảm cân.
>>>>>Xem thêm: Sau khi tiến hành mổ thai ngoài tử cung xong có ra máu không?
Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân cũng có thể cảnh báo nguy cơ ung thư đại tràng
2.3. Rối loạn bài tiết phân
Đại tràng là một cơ quan quan trọng của cơ thể, đóng vai trò bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ở giai đoạn sớm của ung thư đại tràng, người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, kéo theo đó là vấn đề rối loạn bài tiết phân.
Biểu hiện của việc này là người bệnh bị táo bón hoặc đi phân lỏng một cách rất thất thường. Khi đại tiện, người bệnh thường đau quặn bụng, mót rặn, phân nhầy và nát, dù đã đi xong rồi nhưng vẫn muốn rặn tiếp. Tình trạng này kéo dài thường xuyên gây nên rất nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh.
2.4. Phân mỏng, dẹp hơn so với bình thường
Kích thước của phân khi được thải ra bên ngoài cũng có tác dụng phản ánh những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng, dẹp có thể được lý giải bằng việc trước khi phân ra đến bên ngoài thì bị khối u chặn lại và phải thay đổi hình dạng để đi qua nó. Vì vậy, nếu thấy phân có hình lá lúa hay như chiếc bút chì thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán kịp thời.
2.5. Phân có lẫn máu
Một trong những dấu hiệu khác của ung thư đại tràng là phân có lẫn máu đỏ tươi, có thể nhỏ giọt và phủ lên phân. Thậm chí trong giai đoạn cuối, một số trường hợp người bệnh còn bị sa hậu môn trực tràng, toàn thân gầy rộc đi, số lần đại tiện tăng lên nhưng lúc thì táo bón, lúc lại tiêu chảy.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào lẫn máu trong phân cũng đồng nghĩa với mắc ung thư đại tràng. Nếu mắc bệnh trĩ hay nứt hậu môn thì người bệnh cũng có triệu chứng này. Vì vậy cần chú ý, xuất huyết do ung thư đại tràng thường ở dạng máu lẫn với nhầy còn do trĩ thì máu tươi hơn.
2.6. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Đây là triệu chứng rất dễ bị bỏ qua dù nó vô cùng phổ biến khi mắc ung thư đại tràng cũng như các bệnh ung thư khác.
Tình trạng mệt mỏi này thường có liên quan tới thiếu máu, vì bệnh nhân ung thư đại tràng bị mất máu trong phân. Ngay cả khi đã dành thời gian nghỉ ngơi nhưng người bệnh vẫn cảm thấy kiệt sức và cơ thể ngày càng suy nhược một cách nhanh chóng.
Ngoài các dấu hiệu đã nêu ở trên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số vấn đề khác như bụng phình to, có khối u nổi dưới bụng và sờ được bằng tay,… khi ung thư phát triển đến giai đoạn muộn hơn.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm được cách nhận biết các dấu hiệu ung thư đại tràng như thế nào là đúng. Ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường trên cơ thể, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.