Bệnh đường ruột ở trẻ em xảy ra rất phổ biến khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng. Tìm hiểu kĩ về căn bệnh này sẽ giúp người chăm sóc phòng tránh bệnh cho trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời. Từ đó, trẻ sẽ có sự phát triển ổn định và tránh khỏi nguy cơ bị tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Bệnh đường ruột ở trẻ em
Bệnh đường ruột ở trẻ em có các triệu chứng gì?
Các triệu chứng của bệnh xuất hiện khá nhiều, cụ thể như sau:
– Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt.
– Xuất hiện hội chứng lỵ ở trẻ do tụ cầu khuẩn gây ra.
– Trẻ thường xuyên chán ăn, đau bụng, nôn trớ.
– Trẻ bị suy dinh dưỡng do khả năng hấp thụ thức ăn kém.
– Trẻ bị sụt cân, thể trạng yếu, người mệt mỏi, quấy khóc.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh đường ruột ở trẻ?
– Do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột từ việc ăn uống và sinh hoạt mất vệ sinh, môi trường sống không đảm bảo sạch sẽ.
– Hiện tượng thay đổi thời tiết cũng có thể dẫn đến loạn khuẩn đường ruột.
– Chế độ dinh dưỡng bất lợi (cho trẻ ăn dặm quá sớm, pha sữa công thức sai hướng dẫn và sai tỷ lệ cần thiết, cho dùng thử thức ăn người lớn).
– Do trẻ có cấu trúc ruột khác thường một cách tự nhiên, hoặc thiếu men tiêu hoá do di truyền dẫn đến rối loạn hoạt động đường ruột.
– Do người lớn lạm dụng dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Khi trẻ dùng kháng sinh để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidal, viêm phổi… thì kháng sinh lại tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
– Do trẻ bị căng thẳng tinh thần, bất ổn tâm lý, không thoải mái.
– Việc trẻ bị ốm mệt cũng có thể tác động xấu tới sự cân bằng vi khuẩn lợi và hại. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy yếu dễ làm tăng số hại khuẩn, giảm lợi khuẩn do trẻ có sức đề kháng kém.
Dấu hiệu trẻ mắc bệnh đường ruột
Thông thường khi trẻ mắc các bệnh đường ruột, trẻ sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa…
Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi các dấu hiệu bệnh nặng hơn hoặc trẻ sốt cao, li bì, đi ngoài có lẫn máu, dịch nhầy.
Tìm hiểu thêm: Chữa trị bệnh ngứa hậu môn khi mang thai
Cách xử trí khi xảy ra bệnh đường ruột ở trẻ em
– Trường hợp bệnh nhẹ: Nếu trẻ chỉ mắc bệnh thể nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol. Bên cạnh đó, cần cho trẻ ăn uống bình thường theo nhu cầu, đặc biệt cho uống nước trái cây pha loãng, nước cháo muối.
– Trường hợp mắc bệnh nặng: Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng bệnh tăng nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu, người chăm sóc cần đưa trẻ đi khám ngay. Các biểu hiện ở trẻ cảnh báo bệnh đã nghiêm trọng còn bao gồm: trẻ mệt mỏi, lờ đờ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều. Ngoài ra, trẻ còn bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc đi tiểu quá ít lần, nước tiểu rất ít…Lúc này, nếu không điều trị sớm, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.
Để phòng bệnh đường ruột cho trẻ, cha mẹ cần:
- Chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến kỹ.
- Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, sữa đã tiệt trùng.
- Vệ sinh tay cho trẻ sạch sẽ hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn.
- Thường xuyên khử trùng đồ chơi của trẻ, không để trẻ ngậm, mút đồ chơi.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày
- Không nên để trẻ tiếp xúc với các vật nuôi lạ, không ôm ấp chúng.
- Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh đường ruột.
Cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đường ruột ở trẻ, cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh viện Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy đã được nhiều cha mẹ tin tưởng đưa trẻ tới khám chữa bệnh. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp thăm khám và điều trị bệnh cho trẻ hiệu quả.