Ung thư buồng trứng là bệnh lý xuất hiện nhiều ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh, phụ nữ ở độ tuổi 40-50 tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh cũng đang dần trẻ hóa. Đặc biệt ung thư buồng trứng có tỷ lệ gây tử vong cao bởi khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vậy nên trang bị kiến thức cơ bản về những dấu hiệu ung thư buồng trứng là cách để bạn chủ động theo dõi, thăm khám và điều trị kịp thời giúp gia tăng khả năng thoát bệnh cao hơn.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu ung thư buồng trứng và cách điều trị
1. Xác định dấu hiệu và điều nên làm khi nghi ngờ ung thư buồng trứng
1.1 Có những dấu hiệu nào cảnh báo bệnh ung thư buồng trứng?
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh lý ung thư buồng trứng bạn nên biết để quan tâm theo dõi sức khỏe triệt để ngay từ những dấu hiệu nhỏ nhất, để tăng thêm cơ hội phát hiện bệnh sớm điều trị trở nên dễ dàng hơn.
– Dấu hiệu đau vùng khung chậu, đau vùng bụng dưới – Đây là một dấu hiệu điển hình bởi buồng trứng nằm ở khu vực này nên khi khối u phát triển sẽ dễ gây đau cho chị em phụ nữ.
– Cũng do nằm ở khu vực khung chậu nên bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, chướng khí, khó tiêu, đầy hơi kéo dài bởi khối u bắt đầu to tạo áp lực lên dạ dày, ruột…
– Xuất hiện những thay đổi đại tiểu tiện khác so với bình thường như là rối loạn tiêu hóa, đi tiểu thường xuyên hơn, cảm giác buồn đi tiểu gấp.
– Đau vùng dưới thắt lưng không phải do luyện tập hay làm việc quá sức hoặc các bệnh lý về xương khớp. Đau khi quan hệ tình dục, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn nhanh no.
– Ngoài ra sẽ có những dấu hiệu ung thư buồng trứng khác như: Sút cân đột ngột, chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt dạng nhỏ giọt, vòng bụng to hơn, hay mệt mỏi cáu gắt…
Chị em phụ nữ nên xây dựng thói quen chủ động tầm soát ung thư, thăm khám phụ khoa định kỳ
1.2 Dấu hiệu của ung thư buồng trứng thể hiện điều gì?
Dấu hiệu của ung thư buồng trứng xuất hiện phụ thuộc vào vị trí khối u, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u, mức độ ảnh hưởng của khối u đến các mô và cơ quan xung quanh. Nếu tế bào ung thư đã di căn thì biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện ở những khu vực khác trên cơ thể so với khối u nguyên phát.
Dấu hiệu ung thư buồng trứng cũng sẽ thể hiện rõ ràng hơn khi bệnh tiến triển ở các giai đoạn càng muộn. 4 giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư buồng trứng là:
– Giai đoạn 1: Khối u ác tính ở bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, chưa lây lan sang khu vực khác.
– Giai đoạn 2: Khối u ác tính vẫn ở trong buồng trứng và ống dẫn trứng nhưng bắt đầu lan rộng hơn đến các cơ quan lân cận trong vùng xương chậu.
– Giai đoạn 3: Khối u ác tính lan rộng hơn nữa kích thước thường >2cm, các cơ quan khác như gan, lá lách có thể bị tế bào ác tính xâm lấn đến.
– Giai đoạn 4: Là giai đoạn gây rất nhiều khó khăn trong điều trị, tế bào ung thư buồng trứng đã di căn tới nhiều cơ quan khác như lá lách, gan, phổi, não, các hạch bạch huyết ở háng…
Tìm hiểu thêm: Ung thư thực quản giai đoạn đầu và phương pháp điều trị
Ở giai đoạn càng cao bệnh có xu hướng xâm lấn và lan rộng hơn đến các cơ quan khác trên cơ thể, gây khó khăn hơn trong việc điều trị triệt để tế bào ác tính
1.3 Điều cần làm khi nhận thấy dấu hiệu của ung thư buồng trứng
Để phát hiện bệnh sớm, điều đầu tiên cần làm là kịp thời đi thăm khám khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường. Sau khi thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện khám cận lâm sàng để xác định chính xác bệnh và các yếu tố liên quan, từ đó sẽ có phương hướng điều trị phù hợp.
– Xét nghiệm công thức máu: Bằng cách này người bệnh sẽ có kết quả xét nghiệm HE4, CA 125, CA15-3 và CA72-4 trong máu, từ đó sẽ có kết luận về mắc bệnh ung thư buồng trứng.
– Siêu âm: Là phương pháp được dùng để phát hiện ra ung thư tuy nhiên không thể nhận định được chính xác là u lành tính hay ác tính, vì thế sẽ tiến hành thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác.
– Chụp MRI hay chụp CT: Là phương pháp cho ra hình ảnh theo các lát cắt, và mặt phẳng khác nhau, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán được mức độ phát triển và ảnh hưởng của khối u trong buồng trứng.
– Sinh thiết: Được sử dụng để xác định được loại tế bào ác tính, mức độ tăng trưởng, mức độ ác tính của bệnh thông qua quá trình tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. .
2. Phương pháp nào được sử dụng để điều trị căn bệnh này?
Dựa vào sự tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, mong muốn của bệnh nhân… bác sĩ chuyên khoa ung bướu sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm tiêu diệt triệt để và toàn diện tế bào ác tính.
Ung thư buồng trứng thường được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị, liệu pháp điều trị đích, liệu pháp miễn dịch. Phác đồ điều trị sẽ được kết hợp linh hoạt các cách kể trên nhằm đảm bảo cho ra phác đồ đa mô thức chuyên biệt hóa đồng thời đạt hiệu quả cao nhất cho mỗi người bệnh.
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ chuyên biệt của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên:
Tuân thủ chỉ định trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt không tự ý uống thuốc, bỏ thuốc, thay đổi thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Luôn tái khám đúng lịch hẹn, kiên trì theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ bởi ung thư là căn bệnh nguy hiểm cần nhiều thời gian để tiêu diệt khối u, theo dõi tránh tái phát, phục hồi sức khỏe.
Nên ăn uống lành mạnh đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu như rau củ quả, nước ép trái cây, các chất béo có lợi, ngũ cốc, thịt trắng…
Duy trì mức cân nặng lý tưởng để đảm bảo đủ sức khỏe thực hiện được đúng kế hoạch điều trị của bác sĩ đề xuất, tập luyện thể dục thường xuyên.
Thông báo ngay cho bác sĩ khi xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc, các vấn đề sức khỏe bất thường để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tiến triển và điều chỉnh lại phác đồ.
3. Kết luận
>>>>>Xem thêm: Bà bầu ăn gì ngày Tết? Những lưu ý dinh dưỡng quan trọng mẹ cần nhớ
Nâng cao thể trạng, sức khỏe đơn giản bằng cách ăn đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa, ăn thành nhiều bữa nhỏ nếu không ăn được nhiều, luyện tập thể dục để kích thích sự thèm ăn
Chị em phụ nữ nên chú ý theo dõi diễn biến sức khỏe của mình thường xuyên, không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nhỏ nào bởi nó có thể là cảnh báo cơ thể đang mắc loại bệnh nguy hiểm như ung thư buồng trứng. Khi nhận thấy có những dấu hiệu nghi ngờ, lời khuyên là chị em nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Và đặc biệt để phát hiện sớm và có phương hướng điều trị kịp thời, bạn nên thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ – khám phụ khoa 6 tháng/lần.