Tìm hiểu về cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

Cách điều trị bệnh ung thư dạ dày thường được xây dựng cụ thể dựa trên mỗi cá nhân người mắc ung thư dạ dày. Bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị với một phương pháp đơn lẻ hoặc kết hợp các phương pháp sao cho phù hợp thể trạng người bệnh và đạt kết quả tốt nhất. Mỗi phương hướng điều trị đều nhằm mục đích kiểm soát tốt bệnh ung thư, giảm thiểu tối đa khả năng thất bại, đảm bảo chức năng hoạt động của các cơ quan, cải thiện thời gian sống cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

1. Tổng quan về bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày xảy ra khi có sự phân chia và phát triển bất thường của các tế bào trong dạ dày, quá trình phát triển của ung thư dạ dày gồm có 5 giai đoạn, tương ứng với đó là mức độ xâm lấn khác nhau của tế bào ung thư từ khu trú đến di căn xa.

Là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa nên khi mắc ung thư dạ dày, người bệnh có thể chịu ảnh hưởng từ các triệu chứng như: Đau vùng thượng vị, cơn đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ, buồn nôn, ợ hơi, nôn ra máu, đại tiện ra máu, chướng bụng, sụt cân nhanh, suy nhược…

Nguyên nhân gây ra bệnh lý ung thư dạ dày thường liên quan đến:

– Những tổn thương tiền ung thư thư: Viêm dạ dày mạn tính không điều trị triệt để, vi khuẩn HP.

– Các yếu tố làm tăng nguy cơ như chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong ngành công nghiệp than, kim loại. Người béo phì, người nhiễm virus Epstein-Barr hoặc tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày…

Tìm hiểu về cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày không điều trị triệt để, kéo dài lâu ngày là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

2. Tìm hiểu các cách điều trị ung thư dạ dày

2.1 Các phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh ung thư dạ dày, trong đó gồm có: Phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị, điều trị nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch. Các phương pháp này sẽ được bác sĩ lên kế hoạch và chỉ định thực hiện tùy thuộc vào:

– Vị trí của khối u trong dạ dày, kích thước khối u, mức độ xâm lấn phát triển của khối u

– Tuổi tác và toàn trạng của người bệnh

– Thời điểm đạt hiệu quả cao nhất của mỗi phương pháp điều trị ung thư dạ dày

– Khả năng đáp ứng của cơ thể với các cách điều trị bệnh ung thư dạ dày, tác dụng phụ của phương pháp điều trị.

Tìm hiểu thêm: Những thông tin quan trọng về chụp MRI khi mang thai mẹ bầu cần biết

Tìm hiểu về cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

Phác đồ chi tiết điều trị ung thư dạ dày được xây dựng dựa trên các tiêu chí: Giai đoạn bệnh, kích thước khối u, mức độ xâm lấn, tuổi tác, bệnh sử liên quan…

2.2 Cách điều trị bệnh lý ung thư dạ dày theo từng giai đoạn

– Giai đoạn 0: Tế bào bất thường phân chia và phát triển thành ung thư trong lớp niêm mạc dạ dày. Đây được xem là thời điểm vàng để cách điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật có thể phát huy tối đa công dụng, loại bỏ triệt để tế bào ác tính.

– Giai đoạn I: Khối u trong niêm mạc dạ dày bắt đầu xâm lấn vào các hạch bạch huyết. Tương tự như ở giai đoạn đầu, phẫu thuật cắt bỏ ung thư cũng là giải pháp cho người bệnh. Phẫu thuật có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận. Ngoài ra có thể kết hợp hóa trị hoặc xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật để thu nhỏ khối u và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.

– Giai đoạn II: Tế bào ác tính xâm lấn đến các lớp của dạ dày, đến các hạch bạch huyết gần đó. Phương hướng điều trị cũng tương tự như bệnh ở giai đoạn I.

– Giai đoạn III: Tế bào ác tính xâm lấn xuyên qua tất cả các lớp của dạ dày và di căn đến cơ quan gần đó là lá lách, đại tràng, số lượng hạch bạch huyết bị xâm lấn cũng gia tăng. Ở giai đoạn này phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày sẽ được kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị.

– Giai đoạn IV: Tế bào ung thư dạ dày đã lan đến các cơ quan xa trong cơ thể như gan, phổi, não. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn này chủ yếu nhằm mục đích để làm giảm bớt các triệu chứng bệnh, kéo dài tuổi thọ.

2.3 Chi tiết các cách điều trị bệnh lý ung thư dạ dày

Phẫu thuật ung thư dạ dày

Phẫu thuật ung thư dạ dày là phương pháp mang đến hiệu quả điều trị đối với giai đoạn sớm, dựa vào tình trạng của người bệnh bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh để loại bỏ tối đa tổ chức ung thư.

Hóa trị ung thư dạ dày

Là phương pháp sử dụng thuốc kháng ung thư để kiểm soát tế bào ác tính có trong dạ dày. Hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc có thể sử dụng đơn lẻ tùy vào mục đích sử dụng và chỉ định của bác sĩ. Hóa trị liệu ung thư dạ dày cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ và chúng sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu người bệnh thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xạ trị

cách điều trị bệnh ung thư dạ dày sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được kết hợp sau phẫu thuật hoặc dùng cùng với hóa chất để làm nhỏ kích thước khối u và giảm triệu chứng cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như thay đổi trên da, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy… Các triệu chứng này sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí chiếu xạ của người bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể…

Liệu pháp miễn dịch

Là phương pháp mới sử dụng thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch giúp phát hiện tế bào ung thư ẩn náu, từ đó có thể tiêu diệt chúng.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Được sử dụng để điều trị cho một số bệnh nhân ung thư dạ dày có tình trạng dư thừa protein thúc đẩy tăng trưởng ở tế bào ung thư (HER2). Một loại kháng thể nhân tạo được sản xuất nhắm vào protein HER2, kết hợp sử dụng với hóa trị để giúp bệnh nhân ung thư dày tiến triển dương tính với HER2 có thể sống lâu hơn so với hóa trị đơn lẻ.

Tìm hiểu về cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về chi phí hóa trị ung thư dạ dày

Liệu pháp nhắm trúng đích chỉ phù hợp với một số bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, vì thế thực hiện chẩn đoán xác định đảm bảo đủ điều kiện thực hiện là một bước rất quan trọng trong điều trị

3. Nên làm gì sau điều trị bệnh ung thư dạ dày

Sau điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân sẽ cần đến gặp các bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình để được tiến hành khám định kỳ trong nhiều năm sau khi đã kết thúc điều trị. Khám định kỳ đầy đủ là rất cần thiết bởi có thể giúp bác sĩ theo dõi sát sao các tác dụng phụ sau điều trị và kiểm tra khả năng di căn hoặc tái phát của bệnh.

Trong thời gian đầu sau điều trị, bệnh nhân có thể cần khám định kỳ vài tháng một lần theo chỉ định của bác sĩ. Những năm tiếp theo tần suất tái khám sẽ cách xa nhau hơn. Bệnh nhân đặc biệt cần lưu ý liên hệ với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường.

Bên cạnh chế độ thăm khám, người bệnh sau điều trị cũng nên duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư dạ dày tái phát bằng cách:

– Nói không với việc sử dụng thuốc lá, rượu bia chất kích thích sau khi trải qua quá trình điều trị bệnh ung thư dạ dày để đảm bảo hạn chế tối đa khả năng tái phát. Giảm sử dụng các thực phẩm hun khói, muối chua…

– Nên ăn những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, sử dụng chế độ ăn giàu chất xơ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *