Ung thư dạ dày là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam sau ung thư gan và ung thư phổi. Bệnh có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn và chủ quan. Từ đó dẫn đến đa số người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khi đi thăm khám, gây khó khăn trong điều trị, tiên lượng sống thấp. Vậy nên nhận biết sớm các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu và đi thăm khám kịp thời sẽ có phương hướng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bởi giai đoạn bệnh là một yếu tố tiên quyết ảnh hưởng mạnh mẽ để chiến lược điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày nói chung.
Bạn đang đọc: Điểm danh triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu
1. Giai đoạn đầu của bệnh lý ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh lý phát triển qua 5 giai đoạn chính:
– Giai đoạn 0: Tế bào ung thư dạ dày nằm ở lớp niêm mạc dạ dày hay còn được biết đến là ung thư biểu mô tại chỗ.
– Giai đoạn 1: Tế bào ác tính đã thâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày, tuy nhiên chưa sang đến các cơ quan khác.
– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã vượt qua khỏi lớp niêm mạc, có thể lan đến hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể.
– Giai đoạn 3: Khối u có thể đã phát triển xuyên qua thành dạ dày và vào các cơ quan hoặc cấu trúc lân cận dạ dày, ung thư đã lan đến nhiều hạch bạch huyết, tuy nhiên chưa phát triển đến các cơ quan xa trong cơ thể.
– Giai đoạn 4: Hay còn gọi là giai đoạn ung thư dạ dày di căn, nghĩa là các tế bào ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu hay giai đoạn sớm là thời điểm các tế bào ác tính vẫn nằm ở lớp niêm mạc dạ dày, thường chưa gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
2. Triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày
2.1 Những triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể sẽ chưa xuất hiện rõ ràng ở thời điểm này, hoặc người bệnh có thể nhầm với các triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa thông thường khác. Vậy nên dù gặp triệu chứng bệnh nào bạn cũng nên đi thăm khám để phát hiện chính xác bệnh, điều trị kịp thời tăng cơ hội thoát bệnh cao.
Một số dấu hiệu cảnh báo người bệnh có thể sẽ nhận thấy khi theo dõi kỹ sức khỏe đó là:
– Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trào ngược, cảm giác khó nuốt như bị vướng trong cổ, chướng hơi dạ dày sau ăn, chán ăn….
– Các triệu chứng đau: Đau âm ỉ không theo chu kỳ, đau ậm ạch vùng thượng vị, đau khi bụng đói hoặc ăn no…
Ngoài các triệu chứng này, khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau bạn có thể gặp thêm các biểu hiện khác đó là:
– Đau không có chu kỳ, đau liên tục trong quá trình của bệnh, có thể là đau âm ỉ hoặc dữ dội.
– Xuất huyết dạ dày: Nôn có lẫn máu, đại tiện phân có màu bất thường là màu đen hoặc có máu.
– Toàn thân mệt mỏi, người sụt cân nhanh trong thời gian ngắn do quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Đau bụng âm ỉ, ợ nóng, ợ chua, bụng đầy hơi chướng, chán ăn buồn nôn là các dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về dạ dày trong đó có ung thư dạ dày
2.2 Làm thế nào để nhận biết ung thư dạ dày và triệu chứng ở giai đoạn đầu
Nhìn chung, những triệu chứng để nhận biết của ung thư dạ dày khá tương đồng với những bệnh lý dạ dày khác, do đó bệnh nhân hình thành tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng, triệu chứng nặng không thể chịu đựng được nữa. Chính vì vậy đa số bệnh nhân phát hiện mắc ung thư dạ dày đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh sớm thì lời khuyên dành cho bạn và nên quan tâm sức khỏe của bản thân bằng cách thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ. Chỉ bằng cách tầm soát ung thư người bệnh mới có thể phát hiện ra những dấu ấn ung thư sớm mà bằng mắt thường hay cảm nhận của cơ thể chúng ta không thể thấy được. Bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm kiểm tra như nội soi dạ dày, sinh thiết, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính…
Ngoài ra khi có các dấu hiệu bệnh bạn nên đến địa chỉ y tế uy tín sớm nhất có thể để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết từ đó xác định được chính xác giai đoạn bệnh, và phương pháp điều trị phù hợp đi kèm. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm và điều trị đúng hướng sẽ giúp tăng hơn nữa hiệu quả điều trị và thời gian sống của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thắt ống dẫn trứng là gì? Thắt ống dẫn trứng có ảnh hưởng gì không?
Nội soi dạ dày là phương pháp được sử dụng trong tầm soát, phát hiện dấu ấn ung thư sớm cho người bệnh hiệu quả
3. Tiên lượng điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Trong trường hợp phát hiện muộn, các tế bào ung thư dạ dày đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể thì cơ hội sống của người bệnh được tiên lượng là rất thấp, bởi sức khỏe người bệnh yếu, tế bào ung thư nhân rộng càng làm cơ thể người bệnh thêm suy nhược. Ngược lại, nếu được phát hiện sớm từ giai đoạn khu trú thì tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm của bệnh nhân là khoảng 70% theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng phác đồ, tuổi tác, các vấn đề sức khỏe liên quan…
Để đạt được kết quả tốt trong điều trị, người bệnh cần phải kiên trì tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nên điều chỉnh lối sống, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập thể dục đều đặn. Ngoài ra bạn cũng cần giữ vững tinh thần, suy nghĩ thoải mái tích cực bởi đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp xuyên suốt quá trình điều trị.
>>>>>Xem thêm: “Tất tần tật” điều cần biết về bệnh ung thư dạ dày
Ở giai đoạn đầu ung thư dạ dày thường được kiểm soát tốt hơn, tế bào ung thư có khả năng cao được điều trị triệt để
4. Kết luận
Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể xuất hiện hoặc không và cũng dễ khiến bệnh nhân lầm tưởng với các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… Vậy nên để phát hiện sớm ung thư dạ dày, lời khuyên hàng đầu dành cho bạn là thực hiện sàng lọc ung thư định kỳ. Đặc biệt với nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày, thì cần nhận thức được tầm quan trọng của thăm khám và sàng lọc ung thư định kỳ 2 lần/ năm để có thể kịp thời phát hiện dấu ấn ung thư và điều trị sớm, tránh để bệnh ung thư dạ dày tiến triển đến giai đoạn cuối sẽ rất khó điều trị, tiên lượng sống thấp.