Hóa trị ung thư bàng quang – những điều cần biết

Hóa trị ung thư bàng quang là phương pháp điều trị được chỉ định thực hiện tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, mức độ xâm lấn, di căn, tình trạng sức khỏe, bệnh lý liên quan, tuổi tác… Để hiểu rõ hơn về cách hóa trị liệu được sử dụng như thế nào trong điều trị ung thư bàng quang, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Hóa trị ung thư bàng quang – những điều cần biết

1. Kiến thức chung về ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là bệnh ung thư có tế bào ác tính khởi phát từ bàng quang (bọng đái) của người bệnh. Một số triệu chứng do ung thư bàng quang gây ra là:

– Xuất hiện máu trong nước tiểu, nước tiểu có lẫn máu hoặc dịch mủ

– Đau khi đi tiểu, tiểu rắt

– Nhiễm trùng đường tiểu kéo dài, không khỏi hoàn toàn

– Đau bụng, đau vùng chậu

Ung thư bàng quang nếu không được chẩn đoán phát hiện bệnh và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể lấy đi tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào. Những hậu quả nghiêm trọng do ung thư bàng quang gây ra là xơ bàng quang, viêm thận, viêm bàng quang, nhiễm trùng máu, hỏng thận…

Hóa trị ung thư bàng quang – những điều cần biết

Giai đoạn bệnh là một trong những yếu tố xác định được phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư bàng quang

2. Thông tin về phương pháp hóa trị điều trị ung thư bàng quang

2.1 Các phương thức sử dụng hóa chất đối với ung thư bàng quang

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc đưa vào cơ thể chủ yếu bằng hai đường truyền hoặc uống để ngăn chặn sự phát triển và phân chia của tế bào ác tính. Đối với ung thư bàng quang, hóa trị liệu thường được chỉ định theo hai cách chính sau đây:

– Hóa trị toàn thân: Bệnh nhân được sử dụng thuốc đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch, thuốc sẽ xâm nhập vào máu và tác động đến các tế bào ung thư có trong cơ thể.

– Hóa trị tại chỗ ung thư bàng quang hay còn gọi là hóa trị trong bàng quang: Bệnh nhân được thực hiện bằng cách đưa thuốc hóa chất trực tiếp vào bàng quang thông qua ống niệu thông niệu đạo. Cách này thường được chỉ định thực hiện cho người bệnh được chẩn đoán có khối u nằm trên niêm mạc bàng quang, giai đoạn sớm và sau khi đã cắt bỏ khối u qua đường niệu đạo.

Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư tai mũi họng

Hóa trị ung thư bàng quang – những điều cần biết

Hóa trị còn được sử dụng kết hợp với: phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hay còn gọi là phối hợp đa mô thức, giúp tăng cơ hội trị khỏi bệnh và khắc phục các yếu điểm của riêng từng phương pháp.

2.2 Hóa trị liệu điều trị ung thư bàng quang theo giai đoạn bệnh

Tùy theo giai đoạn, mức độ xâm lấn và di căn của ung thư bàng quang, mà hóa trị liệu sẽ được chỉ định thực hiện, đảm bảo mang đến hiệu quả tốt cho người bệnh. Người bệnh có thể có hoặc không sử dụng hóa chất để điều trị ung thư bàng quang, dưới đây sẽ đề cập đến một số trường hợp bệnh nhân có thể cần đến phác đồ điều trị có hóa chất để ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư.

– Giai đoạn 0 & I: Là thời điểm ung thư biểu mô tại chỗ và ung thư biểu mô nhú không xâm lấn, phác đồ điều trị nếu sử dụng hóa chất sẽ được chỉ định thực hiện hóa trị tại chỗ sau khi phẫu thuật.

– Giai đoạn II & III: Phác đồ hóa chất có thể sẽ được chỉ định là thực hiện hóa trị kết hợp sau đó là cắt bàng quang; cắt bàng quang bán phần sau đó hóa trị, xạ trị ngoài sau đó thực hiện hóa trị.

– Giai đoạn IV ung thư bàng quang chưa di căn sang các bộ phận khác: Hóa trị ung thư bàng quang có thể sử dụng đơn lẻ; cắt bàng quang bán phần sau đó sử dụng hóa trị, xạ trị ngoài sau đó là hóa trị.

– Giai đoạn IV tế bào ác tính ở bàng quang đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể: Hóa chất có thể sử dụng kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị.

2.3 Một số lưu ý sau khi hóa trị cho bệnh nhân ung thư bàng quang

– Bệnh nhân nên uống nhiều nước để quá trình đào thải hóa chất được tốt hơn.

– Trong quá trình đi tiểu bệnh nhân nên hạn chế để nước tiểu tiếp xúc với da để hạn chế tình trạng ngứa hay kích ứng da.

– Nên rửa tay và vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng viêm nhiễm do hóa chất điều trị gây ra.

– Ăn uống nhiều nhất có thể không quá kiêng khem để tránh mất sức bởi thường khi hóa chất đi vào cơ thể sẽ khiến người bệnh mệt mỏi.

– Giữ tinh thần thoải mái, tích cực bằng cách luyện tập thể dục thể thao, đọc sách, đi bộ, trò chuyện với bạn bè, gia đình…

– Thông báo với bác sĩ khi có các phản ứng phụ, tác dụng phụ bất thường, và trao đổi chi tiết tình trạng bệnh với bác sĩ sau mỗi lần thăm khám. Một số tác dụng phụ của hóa trị điều trị ung thư bàng quang là kích thích bàng quang, phát ban và ngứa da, nhiễm trùng, dị ứng, mệt mỏi buồn nôn, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa…

Hóa trị ung thư bàng quang – những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 3 và cách điều trị

Bệnh nhân nên ăn đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, không nên quá kiêng khem để đảm bảo đủ sức khỏe để theo được tiến trình điều trị.

3. Một số phương pháp khác trong điều trị ung thư bàng quang

Không chỉ sử dụng hóa chất đơn lẻ, mà như đã đề cập trong phần hóa trị ung thư bàng quang theo giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể kết hợp hóa trị liệu cùng các phương pháp: Phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch.

– Phẫu thuật ung thư bàng quang: Phẫu thuật cắt bàng quang bán phần hoặc cắt toàn bộ bàng quang và nạo vét hạch bạch huyết cùng các cơ quan lân cận đã bị tế bào ác tính xâm lấn. Đối với phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang, bệnh nhân sẽ cần đến phẫu thuật tái tạo bàng quang để duy trì chức năng lưu trữ và bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể.

– Xạ trị là cách sử dụng tia X năng lượng cao hoặc hạt phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư trong bàng quang. Xạ trị có thể thực hiện bằng cách sử dụng máy bên ngoài cơ thể chiếu vào khu vực ung thư. Dựa vào tình trạng bệnh cụ thể, mà xạ trị sẽ được sử dụng với các mục đích khác nhau như: Tăng hiệu quả của hóa chất, giảm nhẹ triệu chứng ung thư bàng quang tiến triển, thay thế cắt bàng quang khi người bệnh không đủ sức khỏe để phẫu thuật, hỗ trợ sau phẫu thuật giúp loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại.

– Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp điều trị ung thư bàng quang bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết được tế bào ung thư và sẽ tiêu diệt chúng. Liệu pháp miễn dịch được sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang có nhiều loại khác nhau như: Điều trị bằng cách ức chế kiểm soát miễn dịch, ENLARGE, BCG…

4. Kết luận

Hóa trị liệu cho ung thư bàng quang là một phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cho người bệnh. Việc tuân thủ phác đồ, theo sát liệu trình điều trị không ngắt quãng cùng một tinh thần thoải mái, duy trì sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ nâng cao cơ hội thoát bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *