Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng một hoặc kết hợp các phương pháp phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh, các yếu tố sức khỏe liên quan. Hãy tìm hiểu chi tiết cách chữa bệnh ung thư dạ dày đạt hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu các cách chữa bệnh ung thư dạ dày
1. Thông tin tổng quát về bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một căn bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, hình thành chủ yếu do các nguyên nhân liên quan đến tổn thương tiền ung thư, vi khuẩn HP, thói quen sinh hoạt hàng ngày, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.
Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm không có những triệu chứng điển hình mà người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa. Các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện rõ ràng ở những giai đoạn muộn hơn gồm: Đau trướng bụng trên rốn, mệt mỏi chán ăn, cảm giác ậm ạch khó tiêu, buồn nôn, đi ngoài phân đen…
Dựa vào mức độ tổn thương mà bệnh ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 0: Tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày.
– Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã phát triển và gây tổn thương đến lớp thứ 2 của dạ dày.
– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư dạ dày đã xâm lấn qua lớp niêm mạc, lớp cơ niêm.
– Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã lây lan ra nhiều hạch bạch huyết và một số cơ quan trong cơ thể.
– Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư di căn đến khắp các cơ quan trên cơ thể, tiên lượng bệnh ở giai đoạn này rất xấu, cơ hội sống sót gần như không có.
Các tổn thương tiền ung thư, vi khuẩn HP là những yếu tố gây ung thư dạ dày
2. Cách điều trị bệnh ung thư dạ dày – căn bệnh nguy hiểm ở đường tiêu hóa
Để có cách chữa bệnh ung thư dạ dày phù hợp cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng của khối u, tuổi tác, sức khỏe, bệnh lý nền, khả năng đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ phù hợp, đạt hiệu quả.
Bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có nhiều cơ hội thoát bệnh khi ở giai đoạn sớm, đáp ứng tốt với phác đồ điều trị. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân đến viện thăm khám và phát hiện bệnh ở các giai đoạn tiến triển và giai đoạn muộn chiếm ưu thế. Khi đó để đạt được hiệu quả hơn trong điều trị, bác sĩ có thể sẽ kết hợp các phương pháp điều trị thay vì chỉ sử dụng 1 phương pháp điều trị đơn lẻ.
Tìm hiểu thêm: Vú bị sưng đau có nguy hiểm không?
Phác đồ điều trị ung thư dạ dày được xây dựng dựa trên các kết quả sau thăm khám, kiểm tra
2.1 Phẫu thuật là cách được sử dụng để chữa bệnh ung thư dạ dày
Đây là phương pháp được sử dụng để triệt căn, loại bỏ tối đa tổ chức ung thư ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật được áp dụng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày có thể là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày tùy vào giai đoạn bệnh. Trong trường hợp ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật tạm thời nhằm thiết lập lại lưu thông của đường tiêu hóa để kéo dài thêm sự sống cho người bệnh.
2.2 Hóa trị là cách được sử dụng để chữa bệnh ung thư dạ dày
Đây là phương pháp sử dụng thuốc đưa vào cơ thể theo các đường uống hoặc truyền để làm độc tế bào, từ đó giúp kiểm soát, và tiêu diệt tế bào ung thư đang lây lan, phát triển. Ở giai đoạn sớm hóa trị liệu chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ sau phẫu thuật, xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính còn sót lại, tránh khả năng ung thư tái phát sớm. Đôi khi hóa trị liệu sẽ được chỉ định trước khi phẫu thuật ung thư dạ dày để làm giảm kích thước khối u, tổ chức ung thư, từ đó giúp quá trình phẫu thuật cắt bỏ diễn ra tốt hơn.
2.3 Xạ trị ung thư dạ dày
Là phương pháp điều trị tại chỗ bằng cách sử dụng chất phóng xạ tác động vào khu vực có tế bào ung thư. Xạ trị có thể được kết hợp với điều trị bằng hóa chất để làm tăng hiệu quả của tiến trình điều trị làm giảm kích thước khối u và triệu chứng bệnh. Xạ trị cũng có thể được chỉ định sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
2.4 Liệu pháp miễn dịch là cách được sử dụng để chữa ung thư dạ dày
Là một cách chữa bệnh ung thư dạ dày bằng cách bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc có tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện các tế bào ác tính, từ đó kìm hãm sự phát triển của chúng.
Kết thúc toàn bộ quá trình điều trị ung thư dạ dày bệnh nhân cần đến khám định kỳ 3 tháng/ lần hoặc theo chỉ định bắt buộc khác của bác sĩ trực tiếp chữa trị, để kiểm tra những bất thường nếu có và đánh giá khả năng tái phát của ung thư.
>>>>>Xem thêm: Những lý do nên trồng răng sứ
Tuân thủ phác đồ điều trị, nâng cao thể trạng sức khỏe và tinh thần sẽ giúp bệnh nhân đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình điều trị
3. Phòng bệnh ung thư dạ dày hiệu quả hạn chế khả năng tái phát
Sau khi điều trị bệnh ung thư dạ dày, bệnh nhân cần nâng cao nhận thức trong việc phòng tránh khả năng tái phát của ung thư bằng cách:
– Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin, hạn chế các thực phẩm giàu nitric và amin như dưa, cà muối, đồ ăn lên men, thịt hun khói, đồ nướng. Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, đồ uống công nghiệp, chất kích thích, thuốc lá…
– Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, không thức khuya, bỏ bữa, nên ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ bữa, hạn chế ăn đêm, nghỉ ngơi khoa học, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe.
– Kiểm tra và xử lý triệt để các polyp, u lành có trong dạ dày.
– Chủ động kiểm tra sức khỏe, tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Điều trị ung thư dạ dày là cả một quá trình dài và người bệnh cần kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị, có thái độ tích cực lạc quan. Trong quá trình điều trị cũng không tránh khỏi những tác dụng phụ, tuy nhiên người nhà bệnh nhân nên giúp bệnh nhân theo dõi chi tiết các triệu chứng, thông báo và trao đổi ngay cho bác sĩ, điều dưỡng viên, đảm bảo cho người bệnh có một sức khỏe ổn định để từ đó nâng cao được hiệu quả và kết quả điều trị.