Điều trị ung thư đại tràng cần căn cứ vào nhiều yếu tố từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phương hướng điều trị nhằm đạt được hiệu quả nhất, phù hợp với mỗi người bệnh. Vậy cách điều trị bệnh ung thư đại tràng đạt hiệu quả là gì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách điều trị bệnh ung thư đại tràng đạt hiệu quả
1. Các giai đoạn của bệnh lý ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh lý được hình thành từ các tế bào lót tại niêm mạc đại tràng, và phần lớn các tế bào ác tính xuất phát từ các tổn thương tiền ung thư không được điều trị kịp thời và triệt để đó là: Polyp đại tràng, viêm đại tràng, bệnh Crohn,…
Dựa trên sự phát triển và lan rộng của khối u ác tính, ung thư đại tràng được chia thành 5 giai đoạn chính đó là:
– Giai đoạn 0: Tế bào ung thư được tìm thấy ở niêm mạc đại tràng hay còn gọi là ung thư đại tràng tiến triển tại chỗ.
– Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã vượt qua lớp niêm mạc, lan đến lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của đại tràng.
– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư phát triển xuyên qua lớp cơ đại tràng, lấn vào lớp thanh mạc đại tràng, hoặc đã phát triển qua lớp thanh mạc đến phúc mạc, chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận.
– Giai đoạn 3: Là thời điểm các tế bào ung thư bắt đầu lan đến hạch bạch huyết lân cận, bệnh nhân có thể có 1 đến hơn 4 hạch bạch huyết lân cận.
– Giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư đại tràng khi các tế bào ung thư xâm lấn, di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn ung thư đại tràng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định phác đồ điều trị
2. Mối liên hệ giữa giai đoạn bệnh và khả năng điều trị ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu các dấu hiệu nhận biết bệnh khá nghèo nàn, chỉ đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng bệnh nhân mới đi thăm khám. Kết quả là nhiều trường hợp bệnh nhân đã được bác sĩ kết luận mắc ung thư đại tràng ở giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn muộn, từ đó tỷ lệ điều trị thành công giảm xuống chỉ còn khoảng 60% ở giai đoạn 3 và 11% ở giai đoạn 4.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý ung thư đại tràng
Để xác định chính xác bệnh lý ung thư đại tràng, đầu tiên người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng với bác sĩ để bác sĩ có được các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý… Thông qua đó sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh.
Bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu tiến hành siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại tràng, chụp CT, sinh thiết, qua đó sẽ xác định được chính xác loại ung thư, giai đoạn bệnh để bác sĩ có thể xây dựng phương hướng điều trị đạt hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bạn cần điều trị tủy răng lại và quy trình
Nội soi là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lý ung thư đại tràng
4. Chi tiết cách điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đại tràng
4.1 Phác đồ đúng hướng là cách điều trị hiệu quả cho bệnh ung thư đại tràng
Phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân mắc ung thư đại tràng là khác nhau bởi tùy vào loại tế bào ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, sức khỏe, mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Cách điều trị bệnh ung thư đại tràng có thể là điều trị đơn lẻ hoặc kết hợp các phương pháp điều trị với nhau để hình thành nên phác đồ đa mô thức tân tiến phù hợp cho mỗi cá thể. Các phương pháp sử dụng để điều trị ung thư đại trực tràng bao gồm:
– Phẫu thuật: Là phương pháp được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn ung thư đại tràng nhằm mục đích loại bỏ khối u. Sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ đánh giá xem bệnh nhân có cần tiếp tục xạ trị hoặc hóa trị bổ sung để loại bỏ triệt để tế bào ung thư còn sót lại hay không.
– Hóa trị: Là phương pháp điều trị sử dụng thuốc/ hóa chất đưa vào cơ thể để kìm hãm sự phát triển, ngăn chặn sự phân chia của tế bào ung thư.
– Xạ trị: Là biện pháp sử dụng chùm tia X-Quang năng lượng cao tác động đến các tế bào ung thư để làm chậm sự phát triển hoặc tiêu diệt tế bào ung thư đang phát triển.
– Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết tế bào ung thư đại tràng từ đó sẽ ngăn tế bào ác tính tiếp tục phát triển và lây lan sang cơ quan khác.
– Điều trị đích là phương pháp điều trị sử dụng thuốc nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư nhằm mục đích tiêu diệt chúng. Các loại thuốc điều trị đích thường dùng trong điều trị ung thư đại tràng là kháng thể đơn dòng và kháng sinh mạch.
>>>>>Xem thêm: Nếu phụ nữ thắt ống dẫn trứng có tháo được không?
Điều trị ung thư đại trực tràng bằng phác đồ đa mô thức chuẩn Singapore kiểm soát toàn diện tế bào ác tính, nâng cao chất lượng cuộc sống
4.2 Chế độ dinh dưỡng là cách để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng
Cách điều trị bệnh ung thư đại tràng để đạt được hiệu quả, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, theo dõi sức khỏe, các triệu chứng hoặc tác dụng phụ của thuốc trong suốt quá trình điều trị, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng góp vào việc nâng cao thể trạng, giúp người bệnh có đủ sức khỏe để theo đúng tiến trình điều trị, gia tăng hiệu quả.
– Nên bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, giúp quá trình đào thải chất thải diễn ra dễ dàng, đồng thời giảm giảm nguy cơ mắc polyp đại tràng.
– Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể để ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.
– Nên uống đủ nước mỗi ngày cơ thể để tránh việc táo bón nghiêm trọng hơn ở một số người bệnh.
– Hạn chế các loại thịt đỏ bởi thịt đỏ được xem là yếu tố có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Bạn chỉ nên sử dụng khoảng 160gr/ ngày và đặc biệt tránh chế biến và sử dụng dưới các hình thức: Chiên, nướng, xông khói, dăm bông, xúc xích…
– Tránh các loại đồ uống chứa cồn, không sử dụng thuốc lá bởi khi các yếu tố này kết hợp với nhau sẽ gia tăng nguy cơ phát triển mà hình thành ung thư đại trực tràng.
– Kiêng những thực phẩm lên men, muối chia, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng…
4.3 Theo dõi và kiểm tra là điều cần thiết sau điều trị ung thư đại trực tràng
Để điều trị ung thư đại trực tràng đạt hiệu quả, người bệnh cần chủ động kiểm tra đại trực tràng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đây là một trong những cách tốt nhất để theo dõi diễn biến sức khỏe sau điều trị ung thư, loại bỏ tế bào ác tính ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp phát hiện sớm dấu hiệu tái phát nếu có. Điều trị ung thư tái phát sẽ phức tạp hơn so với điều trị ung thư đại tràng lần đầu, vì thế nên người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân, tuân thủ lịch trình thăm khám và những chế độ dinh dưỡng như đã đề cập phía trên để hạn chế tối đa khả năng tái phát ung thư và kịp thời xử lý sớm nếu có dấu hiệu.
Hy vọng với các thông tin trên đây người bệnh đã có thêm hiểu biết về việc điều trị ung thư đại tràng đạt hiệu quả, tăng cơ hội sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.