Tìm hiểu điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Là một căn bệnh ác tính tại hệ tiêu hóa, ung thư thực quản có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm tiêu diệt triệt để tế bào ung thư. Trong đó điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị là một phương pháp có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc phối kết hợp linh hoạt để gia tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh

Bạn đang đọc: Tìm hiểu điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

1. Điều trị ung thư thực quản

Ung thư thực quản là bệnh lý có khối u ác tính xuất phát từ tế bào biểu mô của thực quản. Dựa trên đặc điểm mô học riêng biệt, ung thư thực quản được phân thành 2 nhóm là ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư thực quản biểu mô tế bào tuyến.

Ung thư thực quản biểu mô tế bào vảy là loại thường gặp và phổ biến nhất, thường xảy ra ở khu vực ⅓ trên và ⅓ giữa của thực quản. Ung thư thực quản biểu mô tuyến xuất phát từ các tuyến tiết chất nhầy trong thực quản, thường gặp ở phần ⅓ dưới của thực quản

Điều trị bệnh ung thư thực quản phụ thuộc vào nhiều tố như kích thước, vị trí, số lượng, mức độ xâm lấn của khối u, tình trạng sức khỏe chung của mỗi người. Có nhiều biện pháp được sử dụng nhằm kiểm soát tế bào ung thư, loại bỏ khối u, giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài thời gian sống… Các phương pháp này là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị laser, điều trị quang động học.

Tìm hiểu điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Thăm khám với chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore tại Thu Cúc TCI để được tư vấn điều trị bằng phác đồ đa mô thức chuẩn Singapore

2. Tìm hiểu xạ trị trong điều trị ung thư thực quản

Các phương pháp chủ yếu sử dụng trong điều trị ung thư thực quản là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Trong đó xạ trị là phương pháp có ý nghĩa quan trọng có thể được chỉ định điều trị ở mọi giai đoạn của bệnh.

Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao chỉ tác dụng lên các tế bào ở vùng điều trị nhằm mục đích tiêu diệt và kiểm soát tế bào ung thư.

2.1 Cách kết hợp trong điều trị bệnh ung thư thực quản bằng xạ trị

Xạ trị có thể được chỉ định thực hiện trước phẫu thuật để thu hẹp diện tích khu vực cần được phẫu thuật, từ đó sẽ đảm bảo an toàn và thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Hoặc xạ trị cũng có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tác động lên các tế bào còn sót lại giúp tiêu diệt triệt để, ngăn chặn khả năng tái phát sớm.

Ngoài ra, trong trường hợp kích thước và vị trí khối u gây khó khăn trong việc sử dụng phẫu thuật cắt bỏ hoặc bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật được thì xạ trị đơn lẻ sẽ là phương pháp được áp dụng.

Xạ trị cũng có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị để làm phương pháp điều trị ban đầu cho những bệnh nhân có kích thước và vị trí khối u gây khó khăn trong việc phẫu thuật. Mục đích của sự kết hợp này sẽ giúp thu hẹp khối u.

Điều trị bằng tia xạ cũng là một lựa chọn để giúp bệnh nhân ung thư thực quản giảm đau, nuốt dễ hơn khi khối ung thư không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật.

2.2 Các hình thức điều trị bệnh ung thư thực quản bằng xạ trị

Xạ trị trong ung thư thực quản có 2 loại đó là xạ trị ngoài và xạ trị trong.

Xạ trị ngoài

Là phương pháp được tiến hành bằng cách chiếu chùm tia xạ từ bên ngoài cơ thể vào vị trí khối u ác tính. Đây cũng là hình thức xạ trị được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư thực quản. Liệu pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong một lộ trình nhất định có thể là vài ngày đến vài tuần.

Tìm hiểu thêm: Tiền sản giật khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm khôn lường

Tìm hiểu điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Xạ trị có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp cùng các phương pháp điều trị phẫu thuật, hóa trị để tăng hiệu quả điều trị

Xạ trị trong

Là hình thức điều trị bằng cách thông qua một ống nội soi dài đưa vào ổ họng xuống gần vị trí của tế bào ung thư, sau đó đưa chất phóng xạ liều cao gần khối u trong vài phút/ lần (liệu pháp xạ trị ung thư liều cao) hoặc đặt chất phóng xạ nồng độ thấp hơn gần khối u trong thời gian 1 hoặc 2 ngày cho mỗi lần điều trị (Liệu pháp xạ trị ung thư liều thấp).

3. Tác dụng phụ của xạ trị và chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư thực quản

3.1 Theo dõi các tác dụng phụ của xạ trị

Tia xạ không chỉ tác động trực tiếp vào tế bào ung thư mà vẫn có thể ảnh hưởng đến các tế bào lành tính lân cận nên sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị.

– Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn là các triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân tiếp nhận điều trị bằng xạ trị.

– Viêm da khu vực xạ trị thường xảy ra đối với bệnh nhân mắc ung thư thực quản ⅓ trên điều trị bằng xạ trị. Mức độ ảnh hưởng có thể sẽ là viêm da da, loét, hoại tử ướt…

– Nuốt đau, nuốt khó do viêm niêm mạc thực quản.

– Viêm phổi do tia xạ là một tác dụng phụ nặng nề có thể gặp sau 2-4 tuần xạ trị, đặc biệt là khi kết hợp xạ trị cùng hóa trị.

Tìm hiểu điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị nấm miệng 

Khi gặp các tác dụng phụ của xạ trị, nên thông báo kịp thời cho bác sĩ điều trị để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc, sử dụng thuốc bổ trợ nếu cần

3.2 Chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư thực quản

Để quá trình xạ trị được thực hiện đúng lộ trình và đạt kết quả tốt thì việc theo dõi, nắm bắt thông tin kịp thời và chăm sóc các tác dụng phụ cho bệnh nhân cần phải được chú trọng.

– Trong quá trình điều trị chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo dễ tiêu, mềm, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng để tránh sụt cân, đảm bảo năng lượng cho cơ thể. Nên uống nhiều nước, tránh ăn đồ cứng, cay, nóng, chua… Nên tăng cường những món người bệnh yêu thích và ăn thành nhiều bữa nhỏ để người bệnh không cảm thấy áp lực. Cần theo dõi cân nặng bà đánh giá tình trạng dinh dưỡng hàng tuần để cơ thể có khả năng phục hồi tốt, chống chọi được với ung thư.

– Vệ sinh đường hô hấp cho bệnh nhân thường xuyên bằng cách súc họng bằng nước sát khuẩn, đánh răng 2-3 lần/ ngày và đeo khẩu trang khi ra ngoài.

– Chăm sóc da: Nên mặc quần áo mềm mỏng tránh cọ xát vào vùng da tổn thương, không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, không gãi, kỳ mạnh trên vùng da được chiếu tia xạ. Ngoài ra bệnh nhân nên sử dụng xà phòng trung tính hoặc của trẻ em để tắm rửa vệ sinh. Bôi kem dưỡng ẩm trên vùng da chiếu tia xạ 2-3 lần/ ngày.

Để quá trình điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị đạt hiệu quả và kết quả tích cực, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị chặt chẽ, theo dõi và thông báo đầy đủ các triệu chứng, tác dụng phụ nếu có với bác sĩ để được điều chỉnh và xử lý kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *