Điều trị trào ngược dạ dày thực quản trẻ em là vấn đề quan trọng mà bậc cha mẹ nào cũng quan tâm. Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh phổ biến, xảy ra với trẻ ở nhiều độ tuổi. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách điều trị qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Điều trị trào ngược dạ dày thực quản trẻ em
Trào ngược dạ dày thực quản trẻ em là gì?
Tình trạng dịch tiết dạ dày trong cơ thể trẻ bị trào ngược lên thực quản được gọi là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản trẻ em. Nó có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có khi là triệu chứng của một bệnh nào đó.
Nếu trào ngược dạ dày thực quản trẻ em do sinh lý sẽ không nguy hiểm nếu chăm sóc đúng cách và kịp thời. Ngược lại, nếu không được chú ý, hiện tượng này có thể gây sặc, thậm chí dẫn đến tử vong do trẻ bị tắc đường thở.
Nếu do nguyên nhân bệnh lý, trào ngược sẽ xảy ra thường xuyên, đặc biệt khi trẻ thay đổi tư thế. Điều này là do dịch dạ dày có axít nên lâu ngày sẽ gây loét niêm mạc thực quản, dẫn đến hẹp thực quản. Tình trạng này có thể gây tử vong đặc biệt khi trẻ nằm gối thấp và không được phát hiện bệnh sớm lúc đang diễn ra.
Tìm hiểu thêm: Những hiểu lầm “tai hại” về sức khỏe hệ tiêu hóa cần quan tâm
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản trẻ em
Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nào của chứng trào ngược dạ dày thực quản, trẻ cần được đưa đi khám sớm. Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản trẻ em nên tiến hành hiệu quả trước 12 tháng tuổi là tốt nhất. Khi đó, cơ vòng thực quản sẽ co bóp trở lại như bình thường. Nếu bệnh còn diễn tiến tiếp tục qua thời điểm 1 năm, khả năng khỏi bệnh xuống rất thấp. Việc hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể trẻ không đầy đủ, khiến trẻ chậm phát triển, đề kháng kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Cách cho trẻ ăn để giảm trào ngược
– Chia khẩu phần ăn trong ngày của trẻ thành nhiều bữa nhỏ, phù hợp với độ tuổi.
– Cho trẻ ợ hơi sau mỗi đợt bú từ 30 – 60ml sữa. Tránh để xảy ra tình trạng trẻ bú hơi (chỉ hút hơi chứa không có sữa).
– Khi trẻ ăn xong trong khoảng 30 phút đầu nên bế thẳng hoặc cho trẻ ngồi thẳng người.
– Trẻ nên được nằm ngủ với gối cao 30 độ.
– Từ 2-3 tiếng sau khi trẻ ăn xong mới có thể cho trẻ nằm.
– Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, ngưng thở, cần vuốt nhẹ lưng và xoa lòng bàn chân. Nếu trẻ sặc sữa, phải vỗ lưng và cho nằm nghiêng để sữa trào ra. Sau đó cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay.
>>>>>Xem thêm: Viêm ruột thừa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản trẻ em
– Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn.
– Cho trẻ dùng sữa có đạm thủy phân. Đạm thủy phân giúp làm giảm khả năng bị dị ứng ở trẻ. Loại sữa này còn hỗ trợ việc tiêu hóa hiệu quả hơn. Từ đó giúp làm giảm hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
– Ghi nhớ và giúp trẻ tránh ăn các thực phẩm dễ gây tăng tình trạng trào ngược. Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, một số loại thức ăn, đồ uống như nước cam, quýt, bưởi, tỏi, hành, thức ăn cay, thực phẩm nhiều chất béo thức ăn chiên rán hoặc chưa nhiều dầu… là không nên sử dụng.