Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Đây là một bệnh mãn tính, để lâu không chữa sẽ dễ gây các biến chứng nguy hiểm. Ở Việt Nam, tính đến nay có khoảng 14 triệu người mắc chứng trào ngược dạ dày.
Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm?
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch acid và các chất khác trong dạ dày vượt qua lỗ tâm vị vào ống thực quản. Tần suất tiếp xúc của acid dạ dày với niêm mạc thực quản càng lớn càng gây nhiều tác hại xấu đến thực quản nói riêng, hệ tiêu hóa nói chung.
1. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
– Do áp lực công việc dẫn đến stress kéo dài – một nguyên nhân chủ yêu gây trào ngược dạ dày. Điều này dẫn đến tỉ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản ở thành thị cao hơn nông thôn và chủ yếu là dân văn phòng.
– Bị viêm loét dạ dày – tá tràng: Những vết viêm loét dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết acid nhiều hơn dễ trào ngược lên thực quản.
– Thói quen ăn uống không lành mạnh, khoa học: Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính acid khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán…
– Do tình trạng béo phì
– Nguyên nhân bẩm sinh hoặc do tai nạn: Chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, bị sa dạ dày, người bệnh bị thoát vị cơ hoành, bị tổn thương do tai nạn…
Tìm hiểu thêm: Dạ dày nhiễm vi khuẩn HP được phát hiện và xử trí ra sao?
2. Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Loét, chảy máu thực quản: Acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản có thể làm xói mòn các niêm mạc gây loét. Các vết loét này có thể chảy máu, gây đau và khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt ngay cả khi uống nước.
Hẹp thực quản: Khi các vết loét lành lại thành mô sẹo, chúng làm thu hẹp thực quản gây ra tình trạng khó nuốt. Người bệnh dù không ăn cũng có cảm giác vướng ở cổ họng. Việc ăn uống trở nên khó khăn do cảm giác đau và khó nuốt ám ảnh.
Barret thực quản: Các tế bào thực quản có thể bị thay đổi màu sắc và thành phần do tiếp xúc quá thường xuyên với acid dạ dày, cộng với các tổn thương liên tục do loét thực quản. Đó được gọi là barret thực quản – bệnh lý dễ dẫn đến ung thư thực quản.
Ung thư thực quản: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thờ, giai đoạn barrett thực quản dễ biến chứng thành ung thư thực quản. Việc được chẩn đoán muộn buộc người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ khối u và tái tạo phức tạp. Tỷ lệ sống thêm 3 năm chỉ dưới 5%.
Biến chứng ít gặp: Viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi. Các bệnh này xảy ra do người bệnh hít phải dịch acid trào ngược vào đường thở.
Như vậy, trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm thực sự vì dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như vừa nêu trên.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để đẩy lùi triệu chứng?
3. Làm gì để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản?
Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, muộn phiền.
Nên thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp vệ sinh để tránh làm bệnh nặng hơn.
Vân động thân thể nhẹ nhàng, đều đặn nhằm giữ cân nặng ổn định, tăng sức đề kháng. Từ đó, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, góp phần giảm và ngăn bệnh trào ngược dạ dày thực quản.