Bệnh đau dạ dày đại tràng gây ra những khó chịu và bất tiện lớn cho người bệnh. Vì vậy, chữa bệnh đau dạ dày đại tràng bằng cách nào luôn khiến nhiều người quan tâm. Triệu chứng đau dạ dày và đại tràng gần giống nhau dễ khiến chẩn đoán bệnh không chính xác do chỉ dựa trên cảm tính.
Bạn đang đọc: Chữa bệnh đau dạ dày đại tràng
Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng
Đau dạ dày là đau vùng thượng vị (đường tiêu hóa trên), còn đau đại tràng là đau hạ vị (đường tiêu hóa dưới). Dó đó, triệu chứng của hai bệnh này luôn khác nhau.
Triệu chứng bệnh đau dạ dày (đau thượng vị)
– Người bệnh thấy đau ở vùng thượng vị: Thượng vị là vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức. Đau thượng vị là triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày, xảy ra với hầu hết các bệnh nhân.
– Đau thượng vị thường là cơn đau âm ỉ, nóng rát, có thể lan lên ngực hoặc sau lưng.
– Người bệnh thường đau khi quá đói hoặc quá no, đau nhiều sau bữa ăn.
– Có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
– Cơn đau tăng lên khi ăn hoặc uống các loại thực phẩm, đồ uống có chứa cồn như bia rượu, thức ăn và đồ uống chua, cay.
– Xuất hiện hiện tượng ợ chua: Do sự vận động của dạ dày bị rối loạn dẫn đến thức ăn bị khó tiêu và sinh ra hơi. Từ đó dẫn đến các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, thường người bệnh chỉ ợ lên nửa chừng cổ họng.
– Nôn và buồn nôn: Người bị dạ dày có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
– Chảy máu: Người bị nặng có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng nôn ra máu đỏ, máu đen, đi ngoài ra máu…
Tìm hiểu thêm: Mổ ruột thừa mổ hở là gì? Những điều cần phải lưu ý
Triệu chứng bệnh đau đại tràng
– Đau phần bụng dưới rốn, đau âm ỉ kèm theo cảm giác lúc nào cũng muốn đi đại tiện, mót rặn.
– Đầy bụng, nặng bụng, thậm chí có cảm giác như có khối đá đè trong bụng. Đau, khó chịu sẽ giảm bớt khi đi đại tiện và đau tăng khi bị táo bón.
– Đại tiện ra máu, đôi khi phân có mủ và có chất nhầy.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau dạ dày bị chướng bụng
Chữa bệnh đau dạ dày đại tràng
Khi nhận thấy có triệu chứng đau dạ dày đại tràng, người bệnh nên sớm đi khám tại chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra cách điều trị phù hợp. Thông thường, có một số loại thuốc đặc trị để chữa bệnh đau dạ dày đại tràng. Nếu đang dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn theo thực đơn ăn kiêng phù hợp. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp sau trong ăn uống, sinh hoạt:
– Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nên chú ý lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc, ghi rõ nhà sản xuất, hạn sử dụng, thành phần… Sau khi đã chọn kĩ lưỡng, bạn nên sơ chế, đun nấu kĩ càng trước khi sử dụng.
– Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng kèm theo sản phẩm có tác dụng đặc trị nhằm kích thích quá trình tái tạo niêm mạc ruột, điều trị triệu chứng viêm loét dạ dày, đại tràng một cách hiệu quả nhất.
– Nên ăn những thực phẩm tốt cho dạ dày đại tràng. Chẳng như rau xanh, trái cây, sữa và những sản phẩm làm từ sữa có chứa rất nhiều lợi khuẩn. Bên cạnh đó là những sản phẩm có chứa nhiều tinh bột sẽ giúp cơ thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cũng nên sử dụng các thực phẩm có chứa omega 3.
– Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học như ăn ngủ đúng giờ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng các môn thể dục nhẹ nhàng.
– Người bệnh cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực tâm lý kéo dài.