Cách chữa ăn không tiêu

Ăn không tiêu là tình trạng phổ biến nhất trong số các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, cách chữa ăn không tiêu là điều nhiều người muốn tìm hiểu. Có trường hợp, ăn không tiêu là dấu hiệu của một số bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Cách chữa ăn không tiêu

Cách chữa ăn không tiêu

Ăn không tiêu là tình trạng phổ biến nhất trong số các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Ăn không tiêu có nguy hiểm?

Ăn không tiêu hay đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là triệu chứng thường gặp do hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề. Tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có khi đây lại là biểu hiện của một số bệnh lý cần điều trị sớm, phổ biến nhất là viêm loét dạ dày – tá tràng. Nếu không kịp thời điều trị, các bệnh này có thể gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày,…

Dấu hiệu ăn không tiêu

Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh bình thường, sau khi ăn, dạ dày sẽ tiến hành co bóp nghiền nhỏ thức ăn và tiêu hóa ngay. Chỉ cần 30 phút sau bữa ăn, mọi người sẽ có cảm giác nhẹ bụng hơn rất nhiều. Nhưng với người mắc chứng ăn không tiêu, đầy bụng, mọi việc không được như vậy. Khoảng thời gian sau khi ăn sẽ là lúc dạ dày làm việc cật lực và không thể tiêu hóa thức ăn được nhanh chong. Tình trạng ăn không tiêu thường thể hiện ở các dấu hiệu sau:

– Mới ăn ít đã thấy no, mất cảm giác ngon miệng.

– Nuốt thức ăn không được thoải mái mà hay bị nghẹn.

– Bụng phình chướng và luôn có cảm giác nặng nề.

– Buồn nôn và nôn

– Hơi thở khó nhọc, đi lại và hoạt động thấy mệt mỏi vì bụng luôn óc ách khó chịu và đau râm ran.

Tìm hiểu thêm: Test HP qua hơi thở

Cách chữa ăn không tiêu

Dùng củ gừng tươi là một trong các cách chữa ăn không tiêu

Chữa ăn không tiêu bằng thay đổi chế độ ăn

Nếu nhận thấy các dấu hiệu ăn không tiêu như trên, trước hết, người đó cần thay đổi chế độ ăn, ăn đúng bữa, đúng giờ. Một chế độ ăn hợp lý là tránh các thực phẩm không rõ nguồn gốc, hạn chế rượu bia và các chất kích thích. Thực phẩm nên giàu chất xơ để dễ tiêu hóa. Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa có nhiều trong các loại hoa quả tươi, rau xanh.

Ăn uống cần điều độ, không ăn kiểu “no dồn đói góp”, ăn quá muộn, vừa ăn vừa hoạt động hoặc làm việc khác.

Nếu đã thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt mà các triệu chứng trên không chấm dứt, người bệnh nên đến chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và có hướng điều trị cụ thể.

Cách chữa ăn không tiêu

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao?

Không được tự ý mua thuốc về dùng mà cần đến khám tại các chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện.

Các cách chữa ăn không tiêu theo nguyên nhân gây bệnh

Chữa ăn không tiêu do thực phẩm

– Có thể sử dụng một số phương pháp như massage, chườm nóng

– Dùng củ gừng tươi. Có thể ăn sống củ gừng hoặc uống trà gừng pha với mật ong, không chỉ giúp ngăn chặn chứng đầy hơi, ăn không tiêu mà còn hỗ trợ chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

– Có thể sử dụng một số loại men tiêu hóa có bán ở các hiệu thuốc giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Nên đi khám, hỏi ý kiến bác sĩ và dùng men tiêu hóa theo hướng dẫn của bác sĩ là tốt nhất.

Chữa ăn không tiêu do bệnh đường tiêu hóa

Khi đã đi khám và được chẩn đoán bị ăn không tiêu do một trong các bệnh đường tiêu hóa gây ra, nên chữa sớm và dứt điểm bệnh lý đó. Tránh để bệnh nặng hơn, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác. Trong đó, các bệnh về dạ dày (viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản) là phổ biến nhất và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh dạ dày như phương pháp Tây y, phương pháp Đông y hoặc các bài thuốc dân gian truyền miệng, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy tình trạng bệnh mà lựa chọn phương pháp phù hợp.

Không được tự ý mua thuốc về dùng mà cần đến khám tại các chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện. Trước hết cần biết chính xác bệnh tình bằng thăm khám, từ đó mới có cách điều trị phù hợp. Nếu tình trạng viêm cấp, có xuất huyết thì việc tự điều trị rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Với các bệnh nhân viêm loét dạ dày cấp tính, sử dụng thuốc Tây y theo đơn do bác sĩ kê sẽ giúp giảm tình trạng viêm loét nhanh chóng, tránh các tổn thương sâu như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc Tây trong điều trị vì có một số tác dụng phụ không mong muốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *