Sỏi thận và viêm ruột thừa có một số triệu chứng giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Để tránh nhầm lẫn đau do sỏi thận và đau ruột thừa hãy cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau về các cơn đau của 2 bệnh trên.
Bạn đang đọc: Tránh nhầm lẫn đau do sỏi thận và đau ruột thừa
1. Sự giống nhau trong các triệu chứng của sỏi thận và viêm ruột thừa
Một vài dấu hiệu giống nhau của sỏi thận và viêm ruột thừa dễ gây nhầm lẫn như:
1.1. Đau bụng
– Với những người bị viêm ruột thừa thì đau bụng là dấu hiệu đầu tiên. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới.
– Với những người bị sỏi thận: Các cơn đau do sỏi thận có thể gây đau âm ỉ hoặc dữ dội, nhưng dấu hiệu đau bụng thường đến sau cơn đau thắt lưng và hông.
1.2. Buồn nôn và nôn
Sỏi thận và viêm ruột thừa đều có thể gây buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, với bệnh viêm ruột thừa thì buồn nôn và nôn là dấu hiệu thường đi sau cơn đau bụng.
1.3. Sốt và ớn lạnh
Biểu hiện chung của đau sỏi thận và đau ruột thừa là đều có cảm giác ớn lạnh và sốt. Nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng viêm và nhiễm trùng trong cơ thể.
– Đau ruột thừa do tình trạng viêm nhiễm ở ruột.
– Đau sỏi thận do sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
2. Phân biệt những cơn đau do sỏi thận và đau ruột thừa
Đau do sỏi thận và đau ruột thừa dễ gây nhầm lẫn, nên cần phân biệt những cơn đau do sỏi thận và đau ruột thừa như sau:
2.1. Cơn đau sỏi thận
– Đau lưng: thường đau vùng sườn lưng, ở một bên hoặc cả 2 bên vùng hạ sườn. Sau đó lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hay ra phía trước đến hố chậu, đùi, có thể lan sang cả bộ phận sinh dục.
– Đau quặn thận: Đau đớn quanh thận, đau dữ dội, đau quặn thận, cơn đau thường kéo dài từ 20-60 phút, thậm chí là trong vài giờ.
– Đau rát khi đi tiểu, thậm chí tiểu ra máu.
– Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế đột ngột, hoặc khi sỏi thận phát triển thành những viên to, gây áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến các vùng mô xung quanh thận cũng bị chèn ép và gây đau.
Tìm hiểu thêm: Mẹo trị gan nhiễm mỡ từ thiên nhiên không cần thuốc
2.2. Cơn đau ruột thừa
– Đau khởi phát từ vùng quanh rốn hoặc trên rốn. Sau khoảng 2-12 giờ, đau tăng dần và di chuyển xuống hố chậu phải.
– Đau có thể âm ỉ, và tăng lên khi ho hoặc thay đổi tư thế, thậm chí đau dữ dội mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Thành bụng có cảm giác căng cứng lại, sờ vào cũng thấy bị căng tức.
3. Xử trí những cơn đau do sỏi thận và đau ruột thừa
Cho dù là những cơn đau do sỏi thận hay đau ruột thừa thì ngay khi có những cơn đau người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân cơn đau và có biện pháp điều trị kịp thời.
Ngoài ra, việc đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là việc cần thiết để tầm soát nhiều bệnh lý.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để cải thiện chức năng thận?
Để phòng ngừa nhiều bệnh lý thì cần uống đủ nước, có chế độ dinh dưỡng khoa học, điều độ, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.