Trong các loại thoát vị thì thoát vị bẹn chiếm tỷ lệ lớn khoảng 70-80%. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới, trong đó nam giới bị thoát vị bẹn nhiều hơn nữ giới. Thoát vị bẹn nếu không được xử trí kịp thời có thể gây biến chứng thoát vị bẹn nghẹt, hoại tử khối thoát vị khiến người bệnh đau đớn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí tử vong. Mổ thoát vị bẹn là phương pháp phẫu thuật giúp giải quyết tình trạng thoát vị gần như triệt để nhất, tránh bệnh tái phát trở lại, đồng thời có thể giúp tái tạo thành bụng vững chắc hơn. Tuy nhiên, mổ thoát vị bẹn cũng có thể đối mặt với một số biến chứng sau mổ, vì vậy người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau khi mổ thoát vị bẹn.
Bạn đang đọc: Một số lưu ý khi mổ thoát vị bẹn bạn nhất định phải biết
1. Các loại thoát vị bẹn
Có nhiều cách phân loại thoát vị bẹn, mỗi loại có ý nghĩa riêng. Trên lâm sàng, người ta thường phân loại như sau:
1.1 Theo nguyên nhân:
– Có thoát vị bẩm sinh: Do tồn tại ống phúc tinh mạc
– Thoát vị mắc phải: Do thành bụng yếu, tăng áp lực ở bụng
1.2 Theo giải phẫu:
– Thoát vị chéo ngoài
– Thoát vị trực tiếp
– Thoát vị chéo trong
Thoát vị chéo ngoài đi qua hố bẹn ngoài, trong bao sơ thừng tinh thường là thoát vị bẩm sinh. Thoát vị trực tiếp hay mắc phải có ít nhưng phải có điều kiện.
Các thoát vị khác đi qua hố bẹn giữa và trong nằm ngoài bao sơ và thường là thoát vị mắc phải, ít gặp hơn và thường gặp ở người già yếu.
1.3 Theo mức độ
– Thoát vị chỏm: Khối thoát vị năm ở lỗ bẹn sâu
– Thoát vị kẽ: Khối thoát vị nằm ở trong ống bẹn
– Thoát vị mu: Khối thoát vị ở mức lỗ bẹn lông
– Thoát vị thừng tinh: Khối thoát vị ở gốc bìu
– Thoát vị bẹn bìu: Khối thoát vị xuống tới bìu
2. Điều trị thoát vị bẹn ở người lớn và trẻ em
2.1 Điều trị bảo tồn
– Sử dụng dải đeo túi thoát vị
– Băng đeo
– Quần chật
Chỉ định:
– Bệnh nhân dưới 6 tuổi do
+ Có thể liền
+ Ít nghẹt
– Bệnh nhân già yếu, có bệnh lý kết hợp
– Tại chỗ còn viêm nhiễm
Kết quả không chắc chắn, tỷ lệ khỏi hẳn thấp, có thể tái lại.
2.2 Phẫu thuật – mổ thoát vị bẹn
Ở người lớn nếu có thể đẩy ngược khối thoát vị trở về vị trí, phẫu thuật có thể được thực hiện theo sự thuận tiện của người bệnh. Tuy nhiên nếu khối thoát vị không thể đẩy lùi chỗ phình vào trong, phẫu thuật cần được tiến hành sớm hơn.
Hầu hết các trường hợp thoát vị bẹn ở trẻ em đều cần phải phẫu thuật điều trị càng sớm càng tốt.
– Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và nhỏ hơn có nguy cơ cao bị thoát vị nghẹt hơn là trẻ ở độ tuổi lớn hơn và người lớn. Vì vậy ở trẻ sơ sinh không thể trì hoãn như ở người lớn.
– Ở trẻ dưới 1 tuổi, khả năng thoát vị bẹn ở cả hai bên là rất cao. Mặc dù 1 bên được phát hiện nhưng bên còn lại vẫn có khả năng xuất hiện khối thoát vị bẹn trong tương lai. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn về việc phẫu thuật 1 bên hoặc cả 2 bên.
3. Các phương pháp phẫu thuật
Có hai phương pháp mổ thoát vị bẹn là nội soi và mổ mở.
– Mổ nội soi là phương pháp ít xâm lấn nhưng phức tạp hơn so với mổ hở. Theo đó bác sĩ sẽ tạo một vài vết cắt nhỏ ở vùng cần phẫu thuật và đưa các dụng cụ chuyên biệt vào để bịt kín chỗ thoát vị.
– Mổ hở là bác sĩ sẽ tạo một vết cắt duy nhất, qua đó bịt kín chỗ thoát vị và củng cố vững chắc thành bụng.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày có nên uống sữa không?
4. Nguy cơ tái phát sau phẫu thuật
Nguy cơ thoát vị sau phẫu thuật thay đổi tùy thuộc vào loại thoát vị, có đặt lưới thành bụng hay không, tuổi tác của người bệnh và sức khỏe tổng thể cũng như trình độ của bác sĩ.
Đặt lưới thành bụng giúp làm giảm 50% nguy cơ tái phát. Thoát vị bẹn tái phát thường khó điều trị và gây ra nhiều rủi ro khi phẫu thuật hơn. Những rủi ro liên quan đến phẫu thuật thoát vị tái phát là các mô sẹo, đau sau mổ, tổn thương tới tinh hoàn. Tuy nhiên những rủi ro biến chứng sau mổ thoát vị bẹn này thường ít xảy ra, do đó người bệnh không cần quá lo lắng.
>>>>>Xem thêm: Polyp trực tràng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật
Sau khi đã hoàn thành phẫu thuật và xuất viện về nhà, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ít nhất và một vài ngày đầu. Nên đặt một chiếc gối mềm và nhẹ lên vùng bụng để hỗ trợ trong trường hợp người bệnh hắt hơi, ho hoặc nôn mửa (tác dụng phụ của thuốc gây tê) để giảm bớt áp lực lên vết mổ.
Người bệnh có thể cảm thấy vết mổ bị đau, hơi sưng, thâm tím hoặc tê. Đây là tình trạng bình thường và sẽ biến mất trong vòng vài tuần, do đó không cần quá lo lắng.
Nếu nhận thấy có các triệu chứng sau đây, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra:
– Sốt
– Ra nhiều mồ hôi
– Tiểu khó
– Vết mổ đau và chảy máu
– Vết mổ càng ngày càng đau
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh, đòi hỏi nhiều sức lực.Về chế độ ăn uống, nên ăn nhiều trái cây, rau quả và uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón (do ảnh hưởng của thuốc giảm đau hoặc vì cơ thể hạn chế hoạt động).