Bệnh dạ dày phổ biến ở mọi lứa tuổi tuy nhiên nhiều người còn chưa biết về mức độ nguy hiểm của bệnh. Dưới đây là những giải đáp của bác sĩ chuyên khoa cho những thắc mắc của người bệnh.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc về bệnh dạ dày phổ biến ở mọi lứa tuổi
Xin bác sĩ cho biết một số thông tin về tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày ở nước ta hiện nay.
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.
Thưa bác sĩ bệnh lý dạ dày thực quản lây truyền qua những con đường nào?
Theo thống kê, có khoảng 30-40% bệnh nội khoa là bệnh về tiêu hóa; trong đó bệnh dạ dày chiếm đến 50%. Các nguyên nhân gây bệnh lý dạ dày thực quản phổ biến như:
Vi khuẩn HP được xem là nguyên nhân số 1 gây ra bệnh ung thư dạ dày. Đáng lo ngại là hiện nay ở nước ta tỷ lệ người mắc vi khuẩn này rất cao, cứ 10 người thì có 6 người nhiễm vi khuẩn HP. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm, tập quán ăn uống cũng có thể khiến vi khuẩn HP lây lan.
Bên cạnh đó, nguyên nhân bệnh do dùng thuốc giảm đau không hợp lý cũng rất phổ biến. Người bệnh có thói quen tự mua thuốc giảm đau tại các nhà thuốc, ít theo toa của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc giảm đau là nguyên nhân khiến bệnh lý về dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng khó chữa trị.
Tìm hiểu thêm: Nuốt vướng 1 bên họng và những điều quan trọng cần biết
Ngoài ra, căng thẳng, ăn uống không vệ sinh, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,… cũng là những nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
Triệu chứng nào cảnh báo bệnh dạ dày thưa bác sĩ?
Khi viêm dạ dày xảy ra, thường gặp các triệu chứng là đau vùng bụng trên (vùng thượng vị). Có thể đau âm ỉ, gặm nhấm hoặc nóng rát, từng cơn hoặc liên tục. Đi kèm với đau là cảm giác buồn nôn và ói mửa, đôi khi có tiêu chảy. Các triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, ợ hơi và ợ nóng cũng có thể xảy ra.
Bệnh dạ dày có thể điều trị bằng phương pháp nào?
Đây là một bệnh lý có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc của mỗi người. Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng đúng cách các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, người bệnh cũng cần phải chú ý điều chỉnh lại lối sống của mình sao cho hợp lý và khoa học, ví dụ như:
- Ăn uống đúng giờ, hạn chế các chất kích thích như chua, cay, nóng
- Hạn chế sử dụng bia rượu
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng
- Thư giãn cơ thể và tinh thần
- Không hút thuốc lá
- Tránh lạm dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau
>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích
Đối với trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, phác đồ điều trị thường kéo dài khoảng 7-14 ngày. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng cũng như thời gian sao cho hợp lý về tình trạng bệnh của mỗi người.