Sỏi túi mật tùy từng giai đoạn tiến triển mà có phương pháp điều trị sỏi túi mật phù hợp. Người bệnh cần thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị sỏi túi mật và cách chăm sóc
Triệu chứng sỏi túi mật là gì?
Các triệu chứng cảnh báo sỏi túi mật bao gồm:
– Đau bụng: Vị trí đau của túi mật ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của túi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói.
– Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Một số người bệnh có thể có cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ.
– Vàng da: Bệnh sỏi túi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật – đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.
– Sốt: Là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi
Phương pháp điều trị sỏi túi mật
Để điều trị sỏi túi mật, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả. Các phương pháp điều trị sỏi túi mật bao gồm:
Thuốc làm tan sỏi:
Thuốc hòa tan sỏi có bản chất là acid mật sẽ giúp giảm tiết cholesterol ở gan, do đó giảm độ bão hòa cholesterol trong dịch mật. Thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 6 – 18 tháng, tuy nhiên chỉ thành công với sỏi có kích thước nhỏ (
Ngoài ra, khi sỏi đã gây viêm túi mật, viêm đường mật… bạn có thể được chỉ định thêm một số thuốc điều trị triệu chứng như kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, chống viêm…
– Phẫu thuật điều trị sỏi túi mật:
Không thể gắp sỏi từ túi mật đi ra ngoài, vì vậy với những trường hợp không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc sỏi mật liên tục tái phát hay gây nên biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, người bệnh cần phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.
Tìm hiểu thêm: 5 Triệu chứng cảnh báo nhiễm sán lá gan nhỏ bạn cần biết
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm tụy
Để loại bỏ túi mật, thông thường người bệnh sẽ được chỉ định mổ nội soi. Phương pháp này sử dụng một loại dụng cụ đặc biệt đưa vào qua đường ổ bụng thông qua những lỗ rạch rất nhỏ để bộc lộ túi mật. Mổ nội soi cắt túi mật có ưu điểm là tiến hành rất nhanh chóng, khá an toàn, người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị sỏi mật
Chế độ ăn: Ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ăm nhiều chất xơ, trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc, đạm thực vật; hạn chế mỡ động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, các món ăn cay nóng, chất kích thích (rượu bia, nước có ga, chè, cà phê…)
-Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp. Nếu có thừa cân, béo phì cần phải giảm cân.
-Uống nhiều nước 2,5 – 3 lít nước/ngày.
-Tập thể dục thể thao thường xuyên. Mỗi ngày nên dành ra từ 30-45 phút để tập thể dục.