Không có chế độ ăn uống cụ thể dành cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng nhưng một số thực phẩm nhất định có thể góp phần làm tăng acid dạ dày và gây kích ứng vết loét. Tuy nhiên cũng có những thực phẩm lại giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Sữa
Bạn đang đọc: Nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét dạ dày tá tràng?
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng là ợ hơi, đặc biệt là sau khi ăn xong. Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua bao phủ bên ngoài vết loét ở dạ dày. Điều này có vẻ như sẽ giúp làm dịu vết loét nên nhiều người tin rằng uống sữa là một cách để giúp chữa viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên thực tế là sữa kích thích dạ dày để tăng sản xuất axit, gây kích ứng vết loét, khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Vì vây những ai bị viêm loét dạ dày tá tràng cần hạn chế uống sữa và ăn các sản phẩm chế biến từ sữa khác vì nó có thể gây trì hoãn quá trình chữa lành vết loét.
Đồ ăn cay
Mối liên hệ giữa đồ ăn cay, nhiều gia vị với viêm loét dạ dày tá tràng vẫn chưa được xác định rõ ràng và phản ứng ở nhiều bệnh nhân là khác nhau. Một số bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng thấy triệu chứng của cơn đau nặng hơn sau khi ăn một bữa ăn có chứa các loại thực phẩm nhiều gia vị. Các loại thực phẩm cay nóng có khả năng ảnh hưởng tới vết loét bao gồm tiêu đen, ớt bột, hạt cải hoặc hạt nhục đậu khấu. Nếu cảm thấy khó chịu sau khi ăn một bữa ăn với thức ăn nhiều gia vị, hãy tạm thời hạn chế ăn các thực phẩm này cho tới khi vết loét được điều trị hoàn toàn.
Caffeine
Caffeine là một chất hóa học tự nhiên có trong đồ uống như cà phê, trà và sô đa cũng như các loại thực phẩm như sô cô la. Các bác sĩ phân loại cà phê như một chất kích thích bởi vì nó kích thích hệ thần kinh giúp người uống tỉnh táo. Caffeine cũng kích thích sản xuất axit trong dạ dày và do đó kích thích các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Vì thế người bệnh cần tránh ăn uống các loại thực phẩm và đồ uống có caffeine.
Tìm hiểu thêm: Viêm phúc mạc tiểu khung | Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
>>>>>Xem thêm: Chụp CT dạ dày được thực hiện khi nào và cần chú ý gì?
Chất xơ
Một chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ phát triển viêm loét dạ dày tá tràng. Để tăng cường chất xơ cho cơ thể, hãy lựa chọn trái cây và rau quả cho bữa ăn hàng ngày. Theo khuyến cáo, nam giới trưởng thành cần 30-38 g chất xơ và nữ giới trưởng thành cần 21-25 g chất xơ mỗi ngày để hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.