Ứ đọng nước tiểu được xem là một trong những nguyên nhân gây sỏi bàng quang. Đây là bệnh lý của sỏi đường tiết niệu, gặp chủ yếu ở người trưởng thành, trong đó người cao tuổi chiếm tỉ lệ khá cao. Vậy sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
1. Biểu hiện của sỏi bàng quang
Khi có sỏi trong bàng quang, người bệnh xuất hiện tình trạng đi tiểu ngắt ngừng. Đây là hiện tượng người bệnh đang đi tiểu đột nhiên tia tiểu tắc lại, đau dữ dội vùng hạ vị và dương vật, thay đổi tư thế có thể tiểu được.
Đái dắt tăng số lần về ban ngày do nguời bệnh đi lại vận động sỏi lăn trong bàng quang gây kích đi tiểu, khi nghỉ ngơi, số lần đi tiểu giảm.
Người bệnh mót tiểu thường xuyên, tiểu rất nhiều lần và mỗi lần chỉ được một ít, thỉnh thoảng lại tắc, càng đái dắt lại càng buốt nhiều, càng buốt bao nhiêu người bệnh càng đái dắt bấy nhiêu, đôi khi có máu cuối bãi.
Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện được sỏi bàng quang, khi dùng ống thông sắt có tiếng chạm sỏi. Hoặc thăm trực tràng có thể sờ thấy sỏi to khi bàng quang hết nước tiểu .
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị viêm gan B mạn tính
Sỏi bàng quang bác sĩ có thể biết được chính xác số lượng, hình dáng, kích thước và màu sắc sỏi. Bên cạnh đó còn có thể phát hiện được các nguyên nhân của sỏi bàng quang như hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt hay túi thừa bàng quang.
Chụp Xquang vùng chậu hông thấy có hình sỏi bàng quang. Các xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết thêm được những thông tin cần thiết như có hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.
2. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
>>>>>Xem thêm: Nhận biết biểu hiện của bệnh viêm tụy
Khi sỏi to sẽ chèn ép, bít tắc chỗ nối bàng quang và niệu đạo gây đau buốt vùng hạ vị, bộ phận sinh dục, tầng sinh môn, thậm chí có thể bí tiểu hoàn toàn và do tắc niệu đạo vì sỏi rơi xuống hoặc nhiễm khuẩn cấp tính khiến nước tiểu ứ lại trong bàng quang gây căng phồng, hay còn được gọi là “cầu bàng quang” ở trên xương mu.
Ngoài ra còn biến chứng rất nguy hiểm khác đó là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng (vi sinh vật từ niệu đạo lên bàng quang và từ bàng quang lên thận qua hai niệu quản gây viêm thận). Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng viêm bàng quang (cấp, mạn tính) hoặc teo bàng quang, rò bàng quang, khiến nước tiểu chảy vào tầng sinh môn hay âm đạo. Nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo (nữ giới) hoặc hậu môn lâu ngày có thể gây nhiễm khuẩn làm suy thận. Việc điều trị biến chứng sỏi bàng quang rất khó khăn và cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.