Viêm ruột thừa và những câu hỏi thường gặp

Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp tính do ruột thừa bị viêm nhiễm. Theo thống kê thực tế cho thấy, viêm ruột thừa là một bệnh thường gặp nhất ở bụng cần phải được cấp cứu. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những băn khoăn của độc giả về bệnh viêm ruột thừa.

Bạn đang đọc: Viêm ruột thừa và những câu hỏi thường gặp

Menu xem nhanh:

Ruột thừa là gì? (Tuấn Anh, Ba Vì, HN)

Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già).
Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng. Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể. Giống như những đoạn còn lại của đại tràng (ruột già) thì thành của ruột thừa cũng có chứa lớp cơ nhưng lớp cơ này phát triển kém.

Viêm ruột thừa và những câu hỏi thường gặp

Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp tính do ruột thừa bị viêm nhiễm thường gặp ở bụng và cần được cấp cứu kịp thời

Làm thế nào để nhận biết viêm ruột thừa? (Xuân Duy, Cầu Giấy, HN)

Khi bị viêm ruột thừa, bạn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ói mửa và buồn nôn
  • Đau ở vùng dưới bên phải của bụng và càng đau hơn khi dùng tay ấn vào
  • Đau nhức ngay phía trên rốn, vốn có thể lan rộng đến khu vực dưới bên phải của bụng
  • Cơn đau nói trên trở nên tồi tệ hơn khi ho, hắt hơi, đi lại hoặc hít thở sâu
  • Sốt nhẹ

Các vị trí nào của ruột thừa khiến việc chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn hơn? (Hải Anh – TP Ninh Bình)

  • Ruột thừa nằm phía sau manh tràng
  • Ruột thừa nằm ở bất kỳ đoạn nào của ruột già
  • Ruột thừa quá dài sa (lọt) xuống vùng bàng quang, hậu môn
  • Ruột thừa nằm bên trái
  • Ruột thừa bị sa vào trong bùi dái hoặc thoát vị bẹn

Bệnh viêm ruột thừa có nguy hiểm không? (Mai Hương, 40 tuổi, Thanh Hóa)

Tìm hiểu thêm: Hậu quả sau xuất huyết tiêu hóa

Viêm ruột thừa và những câu hỏi thường gặp

Bệnh viêm ruột thừa có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, dính ruột hoặc tắc ruột

  • Viêm phúc mạc
  • Ổ mủ ruột thừa & đám quánh ruột thừa.
  • Dính ruột hoặc tắc ruột

Làm sao nhận biết viêm ruột thừa ở trẻ em? (Kiều Oanh – Đan Phượng, Hà Nội)

  • Trẻ khóc thét và thường co gập người cho đỡ đau bụng
  • Sốt, vẽ mặt lừ đừ, bỏ bú, môi tím, tay chân lạnh, khàn tiếng do khóc
  • Nôn ói nhiều, có thể kèm theo tiêu chảy, thở gấp, lơ mơ hoăc li bì
  • Bé càng khóc thét khi đụng phải bụng của bé

Nếu bị viêm ruột thừa khi mang thai thì làm thế nào? (Trịnh Mai – 35 tuổi, Hưng Yên)

Tùy theo tuổi thai (thai được mấy tháng) mà việc chẩn đoán và điều trị cũng như hậu quả của viêm ruột thừa là khác nhau.
Bạn phải rất thận trọng đến viêm ruột thừa trong lúc mang thai vì tỷ lệ tử vong do biến chứng của viêm ruột thừa ở người đang mang thai cao hơn nhiều so với người bình thường. Tỷ lệ gây ảnh hưởng cho thai có thể lên đến 70% nếu như có biến chứng xảy ra.

Những việc nào không nên làm khi nghi ngờ bị viêm ruột thừa?

Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp cứu, diễn tiến nhanh trong vòng 24-48 tiếng đồng hồ. Do đó khi nghi ngờ mắc bệnh cần tránh những hành động như:

  • Không lạm dụng thuốc hạ sốt, khi ấy bạn hoặc trẻ có thể bị viêm phúc mạc mà sốt không cao & ít đau hơn (do thuốc hạ sốt có cả tính giảm đau)
  • Không sử dụng bất kỳ kháng sinh nào vì cũng như thuốc giảm sốt, kháng sinh làm mất đi các triệu chứng diễn tiến của viêm ruột thừa

Người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị bệnh hợp lý.

Viêm ruột thừa và những câu hỏi thường gặp

>>>>>Xem thêm: Không còn sợ mỗi lần nội soi dạ dày

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần tìm đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời

Nên làm gì sau khi cắt ruột thừa? (Minh Tuấn, Đống Đa, HN)

Sau khi cắt ruột thừa nên vận động càng sớm càng tốt. Vận động rất giúp ích cho cơ thể, vận động làm cho máu lưu thông tốt hơn, nhu động ruột hoạt động trở lại kích thích quá trình tiêu hóa, giúp vết thương mau lành & giúp cơ thể khỏe khoắn hơn
Cần uống nhiều nước trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ăn nhiều chất xơ để phòng tránh táo bón.
Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc và chăm sóc sau phẫu thuật.
Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ lành bệnh. Đồng thời kịp xử lý những biến chứng có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *