Tác dụng phụ của chứng khó tiêu

Khó tiêu là một tình trạng phổ biến, xảy ra do nhiều yếu tố bao gồm chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, trọng lượng cơ thể và các bệnh lý về dạ dày có liên quan như viêm loét dạ dày. Để kiểm soát tác động của chứng khó tiêu, có thể sử dụng một số loại thuốc kháng axit tự kê đơn hoặc thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn đang đọc: Tác dụng phụ của chứng khó tiêu

Đau bụng trên

Tác dụng phụ của chứng khó tiêu

Tác dụng phụ thường gặp nhất của chứng khó tiêu là đau ở vùng bụng trên.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của chứng khó tiêu là đau ở vùng bụng trên. Người bệnh có thể gặp phải cảm giácbỏng rát tỏa ra từ dạ dày lên thành ngực hoặc cổ họng. Một số trường hợp bị đau bụng trên sau khi ăn, tình trạng này thậm chí có thể kéo dài vài giờ sau khi ăn uống.
Buồn nôn và đầy hơi
Người bị chứng khó tiêu cũng sẽ bị buồn nôn và đầy hơi. Buồn nôn nặng có thế khiến nhiều người rơi vào tình trạng nôn mửa. Đầy hơi  khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, quần áo trở nên chật chội, không thoải mái.
Ợ hơi hoặc xì hơi

Tìm hiểu thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tác dụng phụ của chứng khó tiêu

>>>>>Xem thêm: HRM-Công nghệ mới chẩn đoán nguyên nhân gây nuốt vướng

Chứng khó tiêu có thể khiến khí dư thừa tích lũy trong dạ dày, dẫn tới tình trạng ợ hơi hoặc xì hơi.

Chứng khó tiêu có thể khiến khí dư thừa tích lũy trong dạ dày, dẫn tới tình trạng ợ hơi hoặc xì hơi. Ợ hơi và xì hơi cho phép loại bỏ khí dư thừa ra khỏi cơ thể và giúp làm giảm một số triệu chứng khó chịu. Khí tồn động bị loại bỏ có thể tạo ra mùi khó chịu/
Táo bón hoặc tiêu chảy
Chứng khó tiêu cũng ảnh hưởng tới thói quen đại tiện. Cụ thể người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Tiêu chảy hoặc táo bón không chỉ gây khó chịu mà còn góp phần khiến các triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi và buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *