Điều trị viêm dạ dày như thế nào hiệu quả

Điều trị viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Viêm dạ dày cấp tính có thể dùng thuốc kết hợp với ăn uống và lối sống để điều trị.

Bạn đang đọc: Điều trị viêm dạ dày như thế nào hiệu quả

1. Nguyên nhân cụ thể cần điều trị viêm dạ dày

Viêm dạ dày do thuốc chống viêm không steroid hoặc rượu có thể được thuyên giảm bằng cách ngăn chặn việc sử dụng những chất này. Viêm dạ dày mạn tính do nhiễm H. pylori thì có thể điều trị viêm dạ dày bằng thuốc kháng sinh.

1.1 Nguyên nhân do phản ứng chống lại các yếu tố gây kích ứng

– Trào ngược mật: Thông thường, mật được đào thải tự nhiên vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa. Trường hợp mật vô tình di chuyển đến dạ dày sẽ gây tổn thương niêm mạc.

– Tiêu thụ rượu bia: Đồ uống có cồn có thể gây viêm, tổn hại đến niêm mạc dạ dày.

– Lạm dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày như thuốc giảm đau Aspirin, Ibuprofen… Do ức chế các chất bảo vệ được gọi là Prostaglandin. Việc lạm dụng thuốc giảm đau thường xuyên với liều lượng cao sẽ dẫn đến viêm.

– Chất sắt: Sắt có khả năng gây tổn hại cho niêm mạc bao tử nếu uống lúc bụng đói.

Điều trị viêm dạ dày như thế nào hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày

1.2 Rối loạn hệ miễn dịch

Rối loạn hệ miễn dịch có thể ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc dạ dày, khiến hàng rào bảo vệ bao tử bị bào mòn. Viêm dạ dày cấp do rối loạn hệ miễn dịch thường xảy ra phổ biến ở những người mắc tiểu đường loại 1, bệnh Hashimoto, cơ thể thiếu hụt Vitamin B12…

1.3 Điều trị viêm dạ dày do nhiễm vi sinh vật

Sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên viêm bao tử cấp, cụ thể chiếm đến ⅔ dân số thế giới. Ngoài ra, các loại vi khuẩn, virus, nấm… khác cũng là tác nhân nhưng không chiếm tỉ lệ cao.

1.4 Vấn đề về mạch máu

Biến chứng từ suy tim mãn tính hoặc dị dạng hiếm của mạch máu có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu vận chuyển đến dạ dày. Trong một số trường hợp, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm bao tử cấp tính.

1.5 Thiếu máu cục bộ

Khi lượng máu cung cấp cho dạ dày không đủ, tình trạng viêm có thể xảy ra. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến gồm:

– Lạm dụng thuốc Cocaine.

– Mất nước nghiêm trọng.

– Nhiễm trùng huyết.

– Chấn thương hoặc bỏng nặng.

1.6 Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm

Tình trạng dị ứng thực phẩm có thể khiến cho lượng bạch cầu tăng cao, gây kích ứng, tổn thương niêm mạc. 

1.7 Biến chứng của bệnh u hạt

Viêm bao tử cấp có thể là biến chứng của bệnh u hạt. Tình trạng bệnh lý này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tổn thương dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm loét dạ dày mạn tính

Điều trị viêm dạ dày như thế nào hiệu quả

Điều trị viêm dạ dày cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ

2. Điều trị viêm dạ dày do khuẩn Hp gây ra

Đối với các trường hợp có vi khuẩn HP trong đường tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp các loại kháng sinh. Lưu ý cần uống thuốc kháng sinh  đầy đủ, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, thường là từ 10 đến 14 ngày.

3. Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh viêm dạ dày được điều trị bằng thuốc để giảm các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy hồi phục trong dạ dày.

3.1 Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit bằng cách ngăn chặn các tế bào sản sinh axit. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng lâu dài các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt ở liều cao, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và xương sống. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về các biện pháp bổ sung canxi để làm giảm nguy cơ này.

3.2 Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc giảm sản xuất axit

Thuốc ức chế sản xuất axit hay còn được gọi là thuốc kháng H2 – giảm lượng axit được phát hành vào đường tiêu hóa, giúp giảm đau viêm dạ dày và thúc đẩy chữa bệnh.

3.3 Thuốc kháng axit có thể trung hòa axit trong dạ dày

Bác sĩ  có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng axit trong phác đồ điều trị. Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit dạ dày hiện có và góp phần giảm đau nhanh chóng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào các thành phần chính trong thuốc.

4. Điều trị viêm dạ dày bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

4.1 Thay đổi lối sống

Lối sống có ảnh hưởng không nhỏ đến các bệnh dạ dày. Bởi vậy nên có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện bệnh như sau:

– Hạn chế tối đa uống đồ uống có cồn như rượu bia.

– Nên bỏ hoặc hạn chế hút thuốc lá.

– Kiểm soát tâm trạng, tránh căng thẳng hoặc áp lực. 

– Giảm cân nếu cơ thể đang bị thừa cân. 

– Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường miễn dịch

4.2 Thay đổi chế độ ăn uống 

– Tránh thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, chua, cay nóng vì dễ gây kích ứng bao tử.

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Ăn vừa phải không nên ăn quá no hay để bụng quá đói

– Tích cực bổ sung các thực phẩm có lợi cho dạ dày: chuối, nước dừa, sữa chua, rau củ, gừng, ngũ cốc…

Điều trị viêm dạ dày như thế nào hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu viêm ruột non bạn không thể bỏ qua

Cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt để hỗ trợ trị bệnh

5. Thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm dạ dày

– Rau quả giàu flavonoid: Các thực phẩm như táo, hành, gừng, trà xanh là những loại quả chứa hàm lượng flavonoid cao, có khả năng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori.

– Thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi: Sữa chua, miso… rất giàu lợi khuẩn. Hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

– Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ trong thực phẩm giúp làm giảm lượng acid bên trong dạ dày,  giúp giảm các cơn đau hoặc đầy hơi. Một số thực phẩm giàu xơ như  táo, lê, bột yến mạch… có thể bổ sung trong bữa ăn.

– Vitamin A: Khoai lang chứa nhiều vitamin A, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày bằng. Ăn khoai lang là cách hiệu quả giảm tình trạng nghiêm trọng của những vết loét.  Vitamin A còn giúp hạn chế viêm loét dạ dày tái phát. Ngoài khoai lang, bạn có thể ăn những thực phẩm giàu vitamin A khác như rau bina, cà rốt, dưa lưới và gan bò.

– Vitamin C: Vitamin C là một chất hỗ trợ làm lành những vết loét và tăng cường sức đề kháng. Các loại trái cây như ổi, cam, quýt, kiwi là những thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung rau mồng tơi và bông cải xanh.

Những thông tin về điều trị viêm dạ dày trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *