Ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực ngay sau xương ức, có kèm theo đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống. Nó có thể xảy ra axit dạ dày trào ngược hoặc chảy lên qua van gọi là cơ vòng thực quản dưới và kích thích thực quản. Một số loại thực phẩm nhất định có thể gây ra chứng ợ nóng vì thế việc xác định và hạn chế những loại thực phẩm này sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
Bạn đang đọc: Ăn uống như thế nào để kiểm soát cơn ợ nóng?
Ăn quá nhiều
Điều đầu tiên cần lưu ý để kiềm chế chứng ợ nóng không phải là loại bỏ một loại đồ ăn thức uống nào cụ thể mà là số lượng thực phẩm tiêu thụ trong cùng thời điểm. Khi nói đến chứng ợ nóng, lượng thức ăn tiêu thụ mới chính là vấn đề. Ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc dễ gây ra ợ nóng.
Vừa đi vừa ăn
Ăn uống vội vàng, ăn trong khi đang lái xe hoặc đang làm việc ảnh hưởng xấu tới tiêu hóa và có thể dẫn tới ợ nóng. Vì vậy nên ăn chậm, nhai kỹ nếu lo lắng về tình trạng ợ nóng.
Thực phẩm giàu chất béo
Các loại thực phẩm giàu chất béo có xu hướng ở lâu trong dạ dày hơn và thời gian này càng kéo dài thì càng gây khó chịu. Ăn nhiều đồ ăn giàu chất béo như gà rán, khoai tây chiên… không chỉ làm tăng nguy cơ ợ nóng mà còn kéo theo tình trạng béo phì, thừa cân, dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Với những người không thể từ bỏ những loại thực phẩm giàu chất béo yêu thích, thay đổi cách chế biến có thể “chế ngự” cơn ợ nóng. Nên nướng hoặc rang một số loại thực phẩm thay vì chiên xào. Ngoài ra khi chuẩn bị nguyên liệu có thể cắt bỏ bớt phần chất béo ở thịt, gia cầm và lọc bỏ da gà. Những điều chỉnh này có thể hạn chế được tình trạng ợ nóng đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.
Thực phẩm có tính axit
Thực phẩm có tính axit, chẳng hạn như cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua, trái cây có múi (cam, bưởi, chanh) – có thể kích hoạt chứng ợ nóng, đặc biệt là ăn khi đang đói. Giấm, thành phần phổ biến trong salad và các món ăn khác, cũng có tính axit cao.
Có thể lựa chọn các loại trái cây, rau quả khác thay thế cho các thực phẩm giàu axit như cà chua và các loại trái cây họ cam quýt. Nếu sử dụng chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm khác.
Đồ uống
Tìm hiểu thêm: Điều trị trĩ nội độ 2 trước khi bệnh diễn biến trở nặng
Ngăn ngừa chứng ợ nóng không chỉ dừng lại ở lựa chọn thực phẩm. Một số loại đồ uống có thể làm tăng nguy cơ ợ nóng. Những loại đồ uống này bao gồm cà phê (loại thường và có chứa caffeine), trà có chứa caffeine, cola, đồ uống có ga và đồ uống có cồn. Đồ uống có chứa caffein làm tăng axit trong dạ dày và đồ uống có cồn có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, dẫn tới chứng ợ nóng.
Vì thế để ngăn ngừa ợ nóng, hãy chọn các loại đồ uống không có ga và không chứa caffeine, chẳng hạn như nước, trà thảo dược và sữa. Uống nước trong khi ăn cũng làm giảm axit trong dạ dày, hạn chế cơn ợ nóng xuất hiện. Với những người không thể từ bỏ cà phê hay các loại đồ uống khác có thể dẫn tới ợ nóng, nên cắt giảm lượng tiêu thụ, uống cốc nhỏ hơn.
Sô cô la
Sô cô la có chứa caffeine, một yếu tố kích hoạt chứng ợ nóng. Nếu khó lòng từ bỏ món ăn hấp dẫn này, nên cắt giảm và ăn ít hơn sẽ giúp tránh được cơn ợ nóng.
Thức ăn cay
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử trí khi bị rối loạn tiêu hóa
Những người thích ăn cay ưa thích đồ ăn càng cay càng tốt. Tuy nhiên gia vị nhiệt này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, kích hoạt dẫn tới ợ nóng. Hương vị cay the của cây bạc hà có thể không ảnh hưởng tới nhiệt độ cơ thể nhưng có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, dẫn đến chứng ợ nóng. Tỏi, hành tây cũng là những loại gia vị có thể thúc đẩy sự xuất hiện của ợ nóng. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là cần phải loại bỏ hoàn toàn gia vị khỏi các món ăn. Thử giảm bớt lượng gia vị trong khi chế biến thức ăn hàng ngày là một cách hiệu quả để hạn chế ợ nóng.
Vậy nên làm gì để kiểm soát cơn ợ nóng?
Ngoài việc hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhất định nêu trên, có một số biện pháp khác cũng giúp kiểm soát cơn ợ nóng. Trước hết đừng nằm ngay sau khi ăn, bữa tối nên cách 3 giờ trước khi ngủ. Bỏ thuốc lá và giảm cân nếu bị béo phì cũng có thể cải thiện tình trạng ợ nóng. Mặc dù ợ nóng là hiện tượng khá phổ biến tuy nhiên nếu đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện, tốt nhất nên tới bệnh viện để kiểm tra.