Khó tiêu táo bón là 1 bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp. Biểu hiện của bệnh là hiện tượng đi cầu phân khô cứng, có nhu cầu đại tiện như khó đi, không đi được trong điều kiện ăn uống bình thường. Tuy nó không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc đi cầu khó khăn, tình trạng trướng bụng khiến người bị cảm thấy khó chịu, bức bách trong người. Việc rặn nhiều có thể gây chảy máu hoặc rách hậu môn, tình trạng này kéo dài còn dẫn đến bệnh trĩ. Tình trạng khó tiêu táo bón có thể xảy ra cấp tính vài ngày hoặc kéo dài vài tuần và trong nhiều trường hợp tái phát làm nhiều đợt.
Bạn đang đọc: Khó tiêu táo bón
Khó tiêu táo bón – nỗi khổ của dân văn phòng
“8 tiếng làm việc ngồi ôm chiếc máy vi tính, nhiều khi buồn đi vệ sinh cũng nhịn vì ngại rời khỏi chỗ. Chính lý do đó khiến tôi thường bị khó tiêu táo bón. Tôi còn nhớ, một lần đi chơi cùng gia đình, trong chuyến đi đó tôi vì táo bón mà đi cầu ra máu, đau đớn và sợ hãi vô cùng. Từ đó tôi chịu khó đi lại quanh văn phòng sau 1-2 giờ làm việc, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Cách áp dụng rất đơn giản nhưng thật là hiệu quả” – chị Nhàn (nhân viên hành chính) chia sẻ
Cũng cùng cảnh ngộ với chị Nhàn, bạn Ngọc Lan chia sẻ “từ khi chuyển công việc sang làm bàn giấy, em thấy mình đôi lúc mắc phải chứng khó tiêu táo bón. Những lúc như thế thật “hãi”; giờ sau mỗi buổi làm việc em đều đi tập gym để cơ thể được vận động. Tình trạng này được cải thiện rõ rệt”
Tìm hiểu thêm: Giải đáp trào ngược dạ dày ăn táo được không
Nguyên nhân gây khó tiêu táo bón
_ Bệnh đại tràng
_ Ăn uống thiếu chất xơ và uống quá ít nước mỗi ngày
_ Tâm lý buồn phiền, lo lắng, căng thẳng, stress
_ Những người làm việc ít vận động
_ Một số loại thuốc gây nên táo bón: thuốc chứa kim loại trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc dị ứng…
Và một số nguyên nhân khác
>>>>>Xem thêm: Phương pháp nội soi đại tràng dải tần ánh sáng hẹp
Điều trị khó tiêu táo bón như thế nào?
Thuốc trị khó tiêu táo bón có hai nhóm chính gồm: loại để uống và loại để bơm thụt hậu môn. Loại thuốc có nguồn gốc hóa học có công hiệu nhanh nhưng không nên dùng nhiều vì thuốc này dễ gây lệ thuộc thuốc, bệnh nhân phải dùng nó mỗi lần muốn đi đại tiện, nếu bỏ thuốc sẽ bị táo bón. Loại thứ hai có nguồn gốc tự nhiên được bào chế từ những loại thực vật có nhiều chất xơ. Khi dùng thuốc này, bệnh nhân phải uống với nhiều nước.
Trong thực tế, hầu hết các bác sĩ dinh dưỡng đều khẳng định rằng việc ăn uống thiếu khoa học là thủ phạm thật sự dẫn đến chứng khó tiêu táo bón này, chính vì thế bạn nên duy trì một chế độ ăn uống khoa học ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi, uống ít nhất 2 lít nước một ngày, tránh ăn các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và các loại nước có gas; , bạn nên ăn ít hơn vào mỗi bữa, chia nhỏ những bữa ăn của mình. Nếu trước đây bạn ăn 3 bữa chính thì giờ bạn có thể bố trí thành 5-6 bữa nhỏ hơn. Bữa ăn nhỏ hơn sẽ làm dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn và có thể sinh ít khí gây đầy hơi hơn. nên ngủ đủ 8 tiếng/ một ngày, tránh thức khuya và căng thẳng, stress. Xây dựng một chế độ tập luyện vừa sức vừa giúp đẩy lùi chứng khó tiêu táo bón vừa nâng cao thể lực.
Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan đến khó tiêu táo bón và đặt lịch thăm khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 để được giải đáp.