Nguyên nhân chủ yếu của chứng khó tiêu khi mang thai đó là chế độ ăn uống không hợp lý làm trì trệ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, ruột. Nếu để lâu không điều trị, tình trạng chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, khiến mẹ bầu ăn uống kém, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bạn đang đọc: Chứng khó tiêu khi mang thai
Nỗi khổ khó tiêu khi mang thai của phụ nữ
“Tôi đang mang thai ở tháng thứ 4, 1 tháng trước tôi bị chứng khó tiêu đeo bám đến gần 2 tuần. Ăn uống không ngon miệng, bụng lúc nào cũng đầy anh ách vô cùng khó chịu. Tôi phải chia nhỏ bữa ăn và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Giờ thì ổn rồi” – chị Vân Anh (25 tuổi, Khâm Thiên) tâm sự
Giống trường hợp của chị Vân Anh, chị Phương Liên (32 tuổi, nhân viên văn phòng) bộc bạch: “Tôi mang thai lần đầu, tuổi lại tương đối cao nên nhiều tình huống rất lúng túng. Như vừa rồi, em bé trong bụng được 5 tháng, tôi bị chứng khó tiêu; đi khám bác sĩ nói chứng khó tiêu khi mang thai của tôi là do ăn uống quá nhiều. Quả thật, cũng tại tôi sợ ăn ít không đủ dinh dưỡng cho con nên ăn tương đối nhiều. Giờ được bác sĩ tư vấn, tôi có chế độ ăn uống khoa học vừa tốt cho mẹ và thai nhi.”
Chứng khó tiêu khi mang thai rất thường gặp của mẹ bầu, nó không nguy hại đến sức khỏe nhưng khiến mẹ bầu ăn không ngon miệng, khó chịu, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Trị chứng khó tiêu khi mang thai
Tìm hiểu thêm: Cắt bỏ polyp đại tràng ở đâu?
_ Ngủ đúng tư thế: Nên kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng đầy hơi, chướng bụng gây ra.
_ Chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa chính: Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5-6 bữa để giảm chứng đầy hơi thai kỳ. Khi ăn, cố gắng nhai kỹ, từ từ và chậm rãi. Không nên ăn quá nhanh. Hạn chế vừa ăn vừa uống, nên uống trước hoặc sau bữa ăn.
_ Không nên ăn những thức ăn cay nóng, không uống nước có gas
_ Tránh xa thuốc lá
_ Một số món ăn sau có thể là gợi ý cho mẹ bầu, giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu: nước chanh ấm, nước chanh pha với 1 chút gừng, bỏ thêm hành lá vào các món ăn giúp giảm áp lực cho dạ dày…
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không
_ Vận động nhẹ nhàng: Tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn, thay vào đó cố gắng vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ sau khi ăn 1 tiếng để kích thích tiêu hóa. Đi bộ không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp mẹ bầu khỏe mạnh, dễ sinh.
_ Nếu triệu chứng khó tiêu không thuyên giảm khi áp dụng các cách trên, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về khó tiêu khi mang thai và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.