Đau ruột thừa có dấu hiệu gần giống với một số bệnh khác. Nhận biết các dấu hiệu đau ruột thừa giúp chúng ta chủ động hơn trong việc ứng phó với căn bệnh này.
Dấu hiệu đau ruột thừa
Đau ruột thừa là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Tùy vào cơ địa, đau ruột thừa sẽ có những biểu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, đau ruột thừa có các dấu hiệu chung như sau:
-Đau bụng: Người bệnh thường bị đau bụng quanh vùng rốn, sau đó đau ở vùng bụng dưới bên phải. Đau bụng nghiêm trọng hơn theo thời gian, khi chuyển động, hắt hơi, ho hoặc thở sâu.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu đau ruột thừa ứng phó với căn bệnh hiệu quả
-Buồn nôn hoặc nôn mửa và ăn không ngon miệng: Đây là dấu hiện điển hình cảnh báo bệnh viêm ruột thừa. Người bệnh có thể lầm tưởng đây là biểu hiện của các bệnh khác.
-Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón và không thể xì hơi.
-Bệnh nhân bị sốt nhẹ.
-Sưng phồng ở vùng bụng. Dấu hiệu này thường xuất hiện khi tình trạng viêm ruột thừa đã bắt đầu tiền triển nặng.
…
Nguyên nhân đau ruột thừa
Viêm ruột thừa thường là do nhiễm trùng sau nơi tắc nghẽn của ruột thừa. Tắc nghẽn ruột thừa có thể do một mảnh phân cứng bị mắc kẹt ở ruột thừa hoặc do mô bạch huyết ở ruột thừa bị viêm. Nhiều trường hợp, viêm ruột thừa không rõ nguyên nhân.
Tìm hiểu thêm: Son nước kém chất lượng có thể gây hỏng hệ tiêu hóa
Viêm ruột thừa là nguyên nhân đau bụng thường gặp nhất cần phải phẫu thuật cấp cứu. Nếu không phẫu thuật kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ hoặc áp xe gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các bác sĩ, phần lớn các trường hợp viêm ruột thừa xuất hiện ở lứa tuổi từ 11 – 20 tuổi. Khuyến cáo của các bác sĩ là ngay sau khi có những dấu hiệu bệnh nói trên, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được khám tìm nguyên nhân và phẫu thuật kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về dấu hiệu đau ruột thừa, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.