Đầy bụng, khó tiêu kéo dài, ăn không ngon miệng,… khiến cho người mắc phải gặp không ít phiền phức, nhiều người lâm vào tình trạng dở khóc dở cười.
Bạn đang đọc: Khó tiêu kéo dài
1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng khó tiêu kéo dài là gì?
Khi gặp tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài người bệnh dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng điển hình:
– Đầy hơi: Bụng căng tức, kèm với đó là hiện tượng xì hơi, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua liên tục.
– Khó tiêu: tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn no và có thể kéo dài hàng giờ sau đó. Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng trên, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể đau lan lên nửa ngực, kèm theo buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
– Chướng bụng: tình trạng này xảy ra khi lượng khí trong hệ tiêu hóa tăng quá mức, khiến bụng căng cứng, phình to gây khó chịu ngay cả khi người bệnh không ăn uống. Từ đó gây ra cho người bệnh cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi…
2. Nguyên nhân gây ra đầy bụng khó tiêu kéo dài
Đầy bụng khó tiêu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do tình trạng ăn uống nhưng cũng có thể do mắc phải một số bệnh lý tiêu hóa mãn tính trong thời gian kéo dài, cụ thể:
2.1. Chế độ ăn uống không hợp lý
Đầy bụng khó tiêu có liên quan trực tiếp với chế độ ăn uống. Một số thói quen ăn uống gây ra tình trạng này bao gồm:
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu và dễ sinh hơi, gây ra tình trạng tiêu hóa chậm. Một số thực phẩm dễ gây đầy hơi, khó tiêu như: thực phẩm nhiều tinh bột, các món ăn xào, chiên rán nhiều dầu mỡ, hải sản, rượu bia, đồ uống có gas, thuốc lá…
– Sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, đồ tái sống (nem chua, tiết canh, rau sống…). Điều này dễ tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn HP, lỵ amip…
– Thói quen ăn uống không khoa học: ăn quá nhanh, ăn quá no, nhai không kỹ, bỏ bữa ăn không đúng giờ, vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem phim, ăn xong nằm ngay… là những nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
2.2. Không dung nạp thực phẩm gây chướng bụng
Một số trường hợp do không thể dung nạp thành phần nào đó của thức ăn như Lactose (có nhiều trong sữa), Fructose (đường trong trái cây), Gluten (một dạng protein trong ngũ cốc) cũng gây tình trạng chướng hơi, đầy bụng khó tiêu.
2.3. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Sinh hoạt không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, bao gồm: thói quen ngồi nhiều một chỗ, lười vận động khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn.
2.4. Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa
Một số bệnh lý về đường tiêu hóa cũng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, bao gồm:
– Rối loạn tiêu hóa: loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây loét dạ dày- tá tràng…
– Bệnh lý về đường tiêu hóa: viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, tắc ruột, nhiễm ký sinh trùng, viêm ruột mãn tính … gây ảnh hưởng đến khả năng co bóp, quá trình tiêu hóa thức ăn…
– Bệnh tuyến tụy gây giảm tiết men tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan dẫn đến suy giảm chức năng gan-mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa
2.5. Vấn đề tâm lý
Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực công việc, mất ngủ… khiến nhu động đường tiêu hóa giảm, gây đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi… Đặc biệt, khi stress kéo dài mà người bệnh sử dụng chất kích thíchsẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, rối loạn tiêu hóa càng nặng thêm.
2.6. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, kháng sinh hay thuốc nội tiết tránh thai… vô tình làm triệt tiêu vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài, đầy bụng khó tiêu…
Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị viêm thực quản trào ngược
3. Người bị đầy bụng khó tiêu khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng phổ biến có thể tự khỏi và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu khó tiêu kéo dài người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ, đặc biệt là nếu có các dấu hiệu sau:
– Dấu hiệu đầy hơi khó tiêu kéo dài hơn 3 tuần
– Đã thay đổi chế độ ăn uống nhưng tình trạng đầy hơi khó tiêu vẫn không thuyên giảm
– Sờ thấy xuất hiện khối u
– Đầy hơi khó tiêu kèm sốt, tiêu chảy, táo bón, sụt cân nghiêm trọng hoặc có máu trong phân
– Tình trạng đầy hơi khó tiêu gây khó khăn trong sinh hoạt, vận động, di chuyển hàng ngày
4. Phòng ngừa tình trạng đầy hơi khó tiêu?
Tình trạng đầy hơi khó tiêu tuy xảy ra phổ biến nhưng hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả thông qua một số giải pháp như:
4.1. Bổ sung đầy đủ chất xơ vào chế độ hàng ngày
Để hệ thống tiêu hóa diễn ra thuận lợi, người bệnh cần tăng cường bổ sung chất sơ vào chế độ ăn hằng ngày
4.2. Uống đủ nước
Điều này sẽ kích thích nhu động ruột, duy trì thức ăn ở dạng mềm vừa phải, không quá cứng hay bị nén chặt, giúp ngăn ngừa chứng đầy bụng khó tiêu hiệu quả.
4.3. Tập thể dục đều đặn
Giúp tăng cường sức khỏe toàn diện cũng như hệ tiêu hóa, ngăn hiện tượng giữ nước và hơi trong ruột, giúp chống đầy bụng khó tiêu.
4.4. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ, nhiều muối và chất béo
Bởi nếu sử dụng các thực phẩm này dễ gây đầy bụng khó tiêu.
4.5. Duy trì thói quen ăn uống khoa học
Ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều…
4.6. Không uống rượu bia, nước ngọt, hút thuốc lá…
4.7. Duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ hệ tiêu hóa 6 tháng – 1 năm/ lần
Nhằm phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Kiêng ăn gì sau khi mổ viêm ruột thừa?
Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về tình trạng khó tiêu kéo dài và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.