Bệnh viêm đại tràng ở người già có tỷ lệ gặp phải cao hơn hẳn so với ở người trẻ. Vậy nguyên nhân đến từ đâu, biểu hiệu triệu chứng bệnh như thế nào và cách điều trị được thực hiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm đại tràng ở người già vì sao dễ mắc phải?
1. Vì sao bệnh viêm đại tràng thường gặp nhiều hơn ở người già?
Để giải thích cho việc vì sao viêm đại tràng có xu hướng gặp phổ biến ở người già, chúng ta sẽ cần đi từ nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng thường đến từ việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh điều trị, hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn nhu động ruột, chế độ ăn uống thất thường.
Người già sử dụng nhóm các thuốc kháng sinh điều trị bệnh xương khớp rất thường xuyên nên gây ra những ảnh hưởng xấu tới hoạt động đường tiêu hóa nói chung và ở đại tràng nói riêng. Bên cạnh đó, khi tuổi cao sẽ dẫn tới hàng loạt các vấn đề khác như hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn tiêu hóa, nhu động ruột hoạt động kém hơn, ăn uống kém hơn,… Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao viêm đại tràng lại thường gặp ở người già nhiều hơn.
2. Biểu hiện bệnh viêm đại tràng ở người già
Khác với những người trẻ tuổi, bệnh viêm đại tràng gặp phải ở người già thường không có các biểu hiện bệnh điển hình. Theo đó, những triệu chứng thường gặp là bệnh nhân bị đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn không liên quan đến ăn uống. Người bệnh có cảm giác đầy bụng, sôi bụng, nóng ruột. Bên cạnh đó, viêm đại tràng ở người già còn biểu hiện qua các rối loạn đại tiện (táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng).
Các bác sĩ cho biết, do biểu hiện của bệnh viêm đại tràng ở người người cao tuổi không điển hình nên việc khám bệnh cho đối tượng này cần được thực hiện định kỳ và hết sức thận trọng. Phải khám một cách tỉ mỉ, toàn diện để tránh bỏ sót chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh
3.1. Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng ở người già
Trước tiên, người bệnh cần được thăm khám ban đầu bởi bác sĩ chuyên khoa nhằm đánh giá lâm sàng về các triệu chứng, biểu hiện của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và phương pháp chẩn đoán phù hợp.
Đối với các bệnh đại tràng, nội soi đại tràng được coi là phương pháp chẩn đoán tiêu chuẩn giúp phát hiện mọi tổn thương, bệnh lý. Đặc biệt có thể can thiệp thực hiện sinh thiết, cầm máu tổn thương, cắt bỏ polyp ngay trong quá trình nội soi mà không cần thực hiện mổ mở.
Nội soi đại tràng gây mê có thể được thực hiện ở người già. Người bệnh tiến hành thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, làm hồ sơ nội soi, làm sạch đại tràng và tuân thủ đúng cách hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Trào ngược gây viêm họng: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị
3.2. Điều trị bệnh viêm đại tràng ở người già
Với thể táo bón: Cho người bệnh sử dụng thuốc nhuận tràng và kết hợp các biện pháp không dùng thuốc. Cụ thể: Thói quen đi vệ sinh đúng giờ, ăn nhiều chất xơ thực vật, không uống rượu bia, không hút thuốc, uống nhiều nước (trên 1 lít/ngày) và tăng cường các hoạt động thể lực – thể dục.
Với thể phân lỏng: Cần cho người bệnh dùng nhóm thuốc giảm co thắt – kết hợp các loại men tiêu hóa. Lưu ý, người bệnh không dùng và lạm dụng thuốc kháng sinh, điều này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn.
Bệnh ở người cao tuổi, hầu hết là các bệnh mạn tính. Do đó bên cạnh việc điều trị các đợt cấp của bệnh cần phải khám, theo dõi cẩn thận để chẩn đoán đúng, chính xác tránh chẩn đoán nhầm. Cần chú trọng các biện pháp nâng cao thể trạng phục hồi chức năng cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Xây dựng thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày
Như vậy, bạn đã giải thích được bệnh viêm đại tràng ở người già vì sao dễ mắc phải. Mỗi người nhất là ở người cao tuổi hãy chủ động theo dõi sức khỏe định kỳ, thực hiện thăm khám khi cần. Bên cạnh đó, một chế độ ăn khoa học cùng nếp sống lành mạnh cũng là điều quan trọng giúp chúng ta sống khỏe hơn mỗi ngày.