Điều trị hội chứng ruột kích thích IBS

Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 20 % dân số mắc phải hội chứng ruột kích thích. Tại Việt Nam, có đến 30 – 40% bệnh nhân bị mắc hội chứng này, trong đó tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp hai lần nam giới và thường gặp ở lứa tuổi thanh niên.

Bạn đang đọc: Điều trị hội chứng ruột kích thích IBS

Điều trị hội chứng ruột kích thích IBS

Những người làm việc căng thẳng, stress dễ mắc hội chứng ruột kích thích

Đặc biệt, những người hay lo lắng, bị stress, trầm cảm…đều dễ mắc bệnh, tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mang đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Điều trị hội chứng ruột kích thích ibs như thế nào?

Cần phải kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập và uống thuốc.

Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị hội chứng ruột kích thích ibs

_Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.

Tìm hiểu thêm: Mổ trĩ xong bị táo bón

Điều trị hội chứng ruột kích thích IBS

Một chế độ ăn uống khoa học là cần thiết trong điều trị hội chứng ruột kích thích ibs

_ Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, soài, mít…). Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cafe, gia vị chua cay…). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có tiêu chảy tránh ăn qua nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa…).

Điều trị hối chứng ruột kích thích ibs luyện tập là rất cần thiết

_ Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để tạo cảm giác muốn đại tiện.

_ Luyện tập thư giãn, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

Điều trị hội chứng ruột kích thích IBS

>>>>>Xem thêm: Nhiễm khuẩn hp có chữa được không?

Luyện tập là cần thiết trong điều trị hội chứng ruột kích thích ibs

Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

_ Thuốc chống đau, giảm co thắt: Duspataline, No-spa, Spasfon…

_ Đề phòng táo bón táo bón bằng cach: uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, hoặc có thể uống thuốc nhuận tràng (Forlax, Tegaserod, Duphalac…)

_ Thuốc chống tiêu chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium….

_ Thuốc chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt…

_ Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl…

Việc sử dụng thuốc trong điều trị hội chứng ruột kích thích cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; không được tự ý mua thuốc về dùng bởi như vậy có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn. Cần uống đúng và đủ liều theo lời khuyên của bác sĩ. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập và uống thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh.

Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan đến điều trị hội chứng ruột kích thích và đặt lịch thăm khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại  1900 558892 để được giải đáp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *