Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột là trường hợp mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ em.
Bạn đang đọc: Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột là bệnh thường xảy ra ở trẻ em bởi hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt, chưa hoàn thiện. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh cũng như biện pháp phòng tránh hiệu quả.
1. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột là gì?
Rối loạn hệ vi khuẩn trong đường ruột là sự mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa. Trong đường ruột, tỷ lệ vi khuẩn có hại khoảng 15% và vi khuẩn có lợi là khoảng 85%. Ở trạng thái cân bằng này, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động bình thường. Khi có vấn đề nào đó dẫn tới sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đường ruột khiến vi khuẩn có hại nhiều hơn vi khuẩn có lợi thì sẽ gây ra sự bất thường ở hệ tiêu hóa.
2. Nguyên nhân của rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột là gì?
2.1 Thói quen sinh hoạt gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột do thói quen sinh hoạt chưa tốt. Việc vệ sinh không đảm bảo, ăn uống không hợp vệ sinh sẽ khiến hệ tiêu hóa bị tấn công. Lúc này, các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, tăng sinh và lấn át hết các loại vi khuẩn có lợi.
2.1 Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Đối với trẻ nhỏ, các nguy cơ thường gặp bao gồm: Cho trẻ ăn dặm quá sớm, pha sai quy cách các loại sữa công thức, sai lầm khi làm quen với thức ăn người lớn… sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Rối loạn hoạt động đường ruột.
2.2 Lạm dụng các loại kháng sinh gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Đối với những người thường xuyên phải sử dụng các loại kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh liều cao dễ gặp phải tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột. Vì kháng sinh không chỉ “tiêu diệt” các tác nhân gây hại mà còn vô tình diệt lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
2.3 Áp lực tâm lý gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Stress, công việc căng thẳng… là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tiêu hóa. Tâm lý bất ổn ảnh hưởng không nhỏ tới sự co bóp của dạ dày và ruột. Giảm nhu động ruột sẽ dẫn tới thức ăn mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Gia tăng vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Tìm hiểu thêm: Nội soi can thiệp nhuộm màu trong chẩn đoán sớm ung thư tiêu hóa
3. Biểu hiện của rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
3.1 Rối loạn đại tiện
Loạn khuẩn đường ruột có thể gây rối loạn đại tiện. Biểu hiện là tiêu chảy kéo dài, phân lỏng và có bọt. Có thể là tiêu chảy hoặc táo bón nhưng phần lớn là tiêu chảy, mỗi ngày có thể lên tới 7-8 lần. Loạn khuẩn ruột nặng có thể khiến tần suất đi cầu nhiều hơn. Tiêu chảy gây mất nước, cần chú ý bổ sung nước và điện giải.
3.2 Đầy hơi, chướng bụng
Bệnh loạn khuẩn đường ruột ở người lớn khiến thức ăn lưu trữ trong đường ruột lâu nên sinh ra khí trong bụng. Gây ra cảm giác chướng và đầy hơi. Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu dẫn tới mệt mỏi, ăn không ngon. Ngoài ra còn có iểu hiện rối loạn đại tiện như ỉa chảy, táo bón,… đi kèm với các triệu chứng này.
3.3 Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng điển hình của các bệnh đường tiêu hóa nói chung. Phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh của mỗi người mà đau bụng sẽ có tính chất âm ỉ hoặc dữ dội. Vị trí đau đầu tiên sẽ là phía trên bên trái vùng bụng, sau đó sẽ lan sang các vùng xung quanh. Đây là triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh tiêu hóa khác, do đó người bệnh cần dựa vào các triệu chứng khác để biết chính xác.
3.4 Buồn nôn và nôn
Người bệnh dễ mắc chứng nôn và buồn nôn, đôi khi có kèm theo ợ hơi do chức năng tiêu hóa của đường ruột bị suy giảm. . Triệu chứng buồn nôn, nôn kéo dài thường khiến người bệnh mệt mỏi, kém ăn, ăn không ngon, dễ dẫn đến tình trạng mất nước và suy dinh dưỡng.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn tới tình trạng rối loạn dinh dưỡng. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện các triệu chứng điển hình như: Thường xuyên chán ăn, đau bụng, nôn ói kèm tiêu chảy.
4. Điều trị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột như thế nào
Tùy vào mức độ bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Trong đó cần:
– Tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
– Sử dụng các loại thuốc để giải quyết các triệu chứng như tiêu chảy, mất nước…
– Bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh
Trong đó, việc bổ sung dinh dưỡng khi bị loạn khuẩn đường ruột và sau giai đoạn loạn khuẩn đường ruột là vô cùng cần thiết. Các chất dinh dưỡng cần bổ sung như: acid amin, canxi, các vitamin như: B1, B2, B6, C, K, D…
>>>>>Xem thêm: Hội đàm đa khoa về triệu chứng đau bụng
5. Phương pháp phòng bệnh rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hiệu quả
– Đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng, không được ăn những loại thực phẩm đã ôi thiu, biến chất; thực phẩm để trong tủ lạnh quá lâu ngày.
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Rửa tay sạch trước khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Thực hiện ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn các loại thực phẩm sống, các món gỏi, tái, sashimi để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
– Nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành như: đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành….
– Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh liều cao trong thời gian dài bởi dễ bị rối loạn hệ vi khuẩn trong đường ruột. Khi dùng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
– Vận động thể dục thể thao vừa sức để cho một thể lực tốt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trong trường hợp bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, để được điều trị nhanh chóng và kịp thời.
Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan đến rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và đặt lịch thăm khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 để được giải đáp