Điều trị bệnh co thắt tâm vị

Co thắt tâm vị là một trong những bệnh lý về thực quản khá thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như hấp thu dinh dưỡng của người bệnh. Do đó, cần điều trị bệnh co thắt tâm vị càng sớm càng tốt để giảm thiểu các triệu chứng và tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bạn đang đọc: Điều trị bệnh co thắt tâm vị

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu

Điều trị bệnh co thắt tâm vị

>>>>>Xem thêm: Sai lầm khiến viêm đại tràng tái phát

Co thắt tâm vị là bệnh lý về thực quản thường gặp.

Bệnh co thắt tâm vị là gì?

Thực quản là một phần của ống tiêu hóa kéo dài từ cổ họng đến dạ dày, làm nhiệm vụ đưa thức ăn từ miệng vào dạ dày thông qua quá trình co thắt cơ phối hợp (được gọi là nhu động). Co thắt tâm vị (còn gọi là co thắt thực quản) là tình trạng rối loạn vận động của cơ trơn thực quản gây ra hiện tượng co thắt không đồng đều, có nhiều co thắt tự phát và co thắt do nuốt gây ra, biên độ co thắt lớn, thời gian lâu và thường lặp lại nhiều lần. Các cơn co thắt cơ thực quản có thể ngăn chặn thực phẩm và các chất lỏng đi qua thực quản, gây đau cho người bệnh khi nuốt thức ăn. Có 2 loại co thắt tâm vị thường gặp là co thắt tâm vị lan tỏa và co thắt tâm vị cục bộ.

Ai dễ mắc bệnh co thắt tâm vị?

Nguy cơ mắc bệnh co thắt tâm vị thường cao hơn ở những người có các yếu tố sau:

Tuổi tác: thường gặp ở người trẻ tuổi (18 – 40 tuổi).

Giới tính: nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Chế độ ăn uống: bệnh hay gặp ở những người có chế độ ăn nhiều Gluxit, ít Protit và thiếu Vitamin nhóm B.

Yếu tố vật lý: ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Các bệnh lý khác trong cơ thể: các bệnh nhiễm trùng toàn thân (sốt phát ban, lao, giang mai…), các chất độc đối với thần kinh (rượu, thuốc lá, chất hoá học…), các rối loạn nội tiết, viêm thực quản…

Điều trị co thắt tâm vị như thế nào?

Có hai phương pháp chính trong điều trị co thắt tâm vị bao gồm điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Tùy thuộc vào bệnh trạng cụ thể và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Điều trị bảo tồn:

Điều chỉnh chế độ ăn: ăn thức ăn mềm hoặc lỏng, dễ tiêu. Nhai kỹ và nuốt từ từ.

Điều trị bằng thuốc: người bệnh có thể dùng một số thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng để mở cơ tâm vị, thuốc chống viêm và giảm xuất tiết niêm mạc thực quản…

Rửa thực quản: có thể thực hiện hàng ngày sau khi ăn khoảng 2 – 4 giờ và trước khi ngủ để tránh hiện tượng đánh trống ngực và khó thở khi nằm.

Nong và thông thực quản: để tránh ứ đọng thức ăn ở thực quản.

Phẫu thuật: có 3 loại phẫu thuật trong điều trị co thắt thực quản bao gồm:

Phẫu thuật làm giãn đoạn thực quản hẹp.

Phẫu thuật tạo lỗ thông thực quản giãn và dạ dày.

Phẫu thuật nối thực quản dạ dày.

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác, bạn vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email: contact@thucuchospital.vn

Liên hệ khám chữa bệnh: 0936 388 288

Hotline: 0936 388 288

Website: benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *