Bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính là hai dạng thường gặp của bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng cấp tính cần được hỗ trợ điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát và chuyển mạn tính. Viêm đại tràng mạn tính gây những tổn thương nghiêm trọng cho người bệnh và rất khó hỗ trợ điều trị dứt điểm…
Bạn đang đọc: Bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính
1. Viêm đại tràng cấp tính
Phần lớn các trường hợp bị viêm đại tràng cấp tính là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa qua miệng. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus hoặc amip. Tùy theo cơ chế nhiễm khuẩn mà bệnh có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Thông thường ở Việt Nam thường gặp 2 dạng viêm đại tràng cấp tính là: Viêm đại tràng cấp tính do lỵ trực tràng Shigella và viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip
Bệnh viêm đại tràng cấp tính nếu không được chữa trị dứt điểm bệnh dễ bị tái phát và trở thành dạng mạn tính.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, để tránh các tác dụng phụ gây hại. Để đạt được hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất, người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa, được tư vấn và chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị.
Tìm hiểu thêm: Xoắn đại tràng sigma, nguyên nhân và triệu chứng
2. Viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh thường gặp và gây những tổn thương nghiêm trọng với cơ thể người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lỵ trực khuẩn, lỵ amip và các nhiễm khuẩn khác gây tổn thương rồi để lại di chứng “sẹo” ở niêm mạc đại tràng. Bên cạnh đó các dị ứng; tự miễn dịch sau viêm đại tràng, loét không đặc hiệu hoặc vì một lý do nào đó chưa rõ viêm niêm mạc đại tràng trở thành kháng nguyên nên cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính niêm mạc đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng mạn là sự tổng hợp của nhiều loại bệnh, sự phối hợp của nhiều cơ chế. Do vậy chỉ hỗ trợ điều trị ổn định chứ chưa hỗ trợ điều trị khỏi được hoàn toàn.
Viêm đại tràng có triệu chứng gì? Triệu chứng nhận biết bệnh là: Mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt, gầy sút hốc hác.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp giúp người bệnh diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày
Theo các bác sĩ, viêm đại tràng gây đau bụng dưới. Những cơn đau bụng xuất hiện và thường là đau ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, vùng đại tràng góc gan, góc lách, đau lan dọc theo khung đại tràng, thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ, khi đau thường mót đi ngoài, đi ngoài được thì giảm đau, cơn đau dễ tái phát.
Viêm đại tràng mạn tính còn biểu hiện qua những rối loạn đại tiện, thường là bệnh nhân đi tiêu lỏng nhiều lần một ngày hoặc là táo bón.
Viêm đại tràng chữa như thế nào? Một khi đã mắc phải chứng viêm đại tràng mạn tính, bạn cần hỗ trợ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm viêm đại tràng để chẩn đoán chính xác bệnh. Việc hỗ trợ điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài dùng thuốc, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, thời gian làm việc, nghỉ ngơi phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh.