Ăn gì khi bị viêm dạ dày là vấn đề được nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu. Xây dựng chế độ ăn hợp lý cải thiện tích cực bệnh lý viêm dạ dày.
Bạn đang đọc: Ăn gì khi bị viêm dạ dày
Viêm dạ dày mạn tính gây khó chịu cho người bệnh với những triệu chứng đau nhức, trướng bụng, chán ăn… Ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
1. Nguyên tắc ăn gì khi bị viêm dạ dày
Khi bị viêm dạ dày, để giảm thiểu các cơn đau cũng như tránh cho bệnh phát triển nặng hơn, người bệnh cần chú ý một số điểm sau trong ăn uống:
1.1 Ăn gì khi bị viêm dạ dày: Thực phẩm mềm, dễ tiêu là ưu tiên
Những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm sẽ giúp dạ dày hạn chế co bóp, giảm tải gánh nặng cho dạ dày. Tính chất mềm mịn của thức ăn sẽ không làm các vết viêm loét, tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Một số món ăn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: cháo, bơ, khoai lang, sữa chua,…
1.2 Chế độ ăn uống khoa học
Cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ, ăn chậm và nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa. Không được để bụng quá no hoặc quá đói hoặc quá no. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, không nên bỏ bữa. Không nên giảm cân theo phương pháp nhịn ăn tiêu cực có hại cho dạ dày và sức khỏe nói chung. Hạn chế thức ăn thô, cứng gây kích thích niêm mạc dạ dày.
1.3 Ăn gì khi bị viêm dạ dày: Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, nhất là vào thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy. Nên uống 1 ly nước ấm cách bữa ăn 1 giờ để thanh lọc cơ thể. Không nên uống nước ngay khi vừa ăn xong vì điều này sẽ làm cho thức ăn chưa được nghiền nát kỹ tại dạ dày bị trôi đi. Uống nước cũng làm loãng dịch vị dạ dày, gây khó khăn cho việc phân giải thức ăn.
Có thể bổ sung các loại nước từ canh súp hoặc nước trái cây. Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gas vì chúng chứa rất nhiều axit và đường, khiến các vết loét dạ dày có chiều hướng trở nên nghiêm trọng hơn.
1.4 Chú ý vệ sinh thực phẩm
Hạn chế các loại đồ ăn sống như gỏi sống, cá sống, rau sống… Rửa tay kỹ càng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Ăn đủ các chất dinh dưỡng nhưng hạn chế chất béo, gia vị đậm, hạn chế uống rượu bia và trà đặc.
2. Nên ăn gì khi bị viêm dạ dày
– Thực phẩm Probiotic: được tìm thấy từ sữa chua. Đây là món ăn dồi dào lợi khuẩn rất tốt trong việc ổn định hệ tiêu hóa;
– Thực phẩm giàu Pectin: xuất hiện nhiều trong dâu tây, ổi, táo, lê,… giúp cân bằng hệ vi sinh và gia tăng lợi khuẩn;
– Rau xanh: Rau xanh có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả nhờ chứa nhiều magie và chất xơ.
– Ngũ cốc: một số loại ngũ cốc như lúa mì, đậu, yến mạch chứa nhiều chất xơ. Đồng thời ăn ngũ cốc cũng giúp thấm hút bớt dịch vị, giúp cân bằng lượng axit dư thừa có trong dạ dày;
– Thực phẩm bổ sung vitamin: Các loại vitamin A, B, C, E như thanh long, khoai tây, khoai lang,… có công dụng tái cấu trúc niêm mạc dạ dày và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
– Thực phẩm chống oxy hóa: thường tìm thấy trong đu đủ, nghệ, cà chua, bông cải xanh giúp các vết viêm loét chóng lành.
– Thực phẩm giúp trung hòa axit trong dạ dày như sữa, trứng, bơ, pho mát…
– Thực phẩm giàu đạm như thịt, cá nạc (nên chế biến luộc, hấp, om… để dễ hấp thu hơn).
– Các loại rau củ phải ăn chín, có thể luộc hoặc nấu dạng súp
– Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nấu mềm, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo…).
Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng có đau không và những lưu ý quan trọng
3. Nên tránh ăn gì khi bị viêm dạ dày
Thức ăn có nhiều gia vị đậm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ: Khiến dạ dày tốn rất nhiều thời gian để tiêu hóa. Người bệnh dễ gặp tình trạng chướng bụng, đau bụng, đặc biệt ở người bị viêm loét dạ dày.
– Các loại thực phẩm chế biến sẵn như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc… Tạo gánh nặng cho dạ dày.
– Những thức ăn cứng, dai: Các đồ ăn dai cứng có khả năng gây cọ sát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống…
– Gia vị, dấm tỏi, tiêu, ớt, dưa cà, hành muối: Thực phẩm lên men và đồ cay nóng có khả năng làm biến đổi axit trong dạ dày. Khiến bệnh viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn và có khả năng tiến triển thành ung thư.
– Các loại quả có vị chua: Các loại trái cây họ cam chanh, đu đủ chín, chuối tiêu, táo… Tuy rất giàu vitamin nhưng cũng chứa hàm lượng axit cao khiến các vết loét dạ dày lan rộng hơn. Bởi vậy không nên thường xuyên ăn các loại trái cây nhiều axit khi bị bệnh tiêu hóa. Đặc biệt không nên ăn vào buổi sáng và khi bụng đói.
– Chè, cà phê đặc, rượu, thuốc lá: Chứa các chất kích thích có hại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Polyp túi mật và cách điều trị hiệu quả
4. Cần làm gì khi bị viêm dạ dày?
Trên đây là thông tin ăn gì khi bị viêm dạ dày để bạn tham khảo. Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được thăm khám, điều trị đúng cách và kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học là cách cơ bản nhất để bảo vệ hệ tiêu hóa. Việc ăn uống đúng cách không chỉ hạn chế tình trạng bệnh dạ dày nặng hơn mà còn giúp phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Định kỳ đi khám sức khỏe và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ là cách hiệu quả để phòng và chữa bệnh viêm dạ dày kịp thời. Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác, bạn vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Liên hệ khám chữa bệnh: 0936 388 288
Hotline: 0936 388 288
Website: benhvienthucuc.vn