Đau bụng dưới bên trái cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt là chứng đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa không nên xem nhẹ.
Bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu của bạn. Góc bụng dưới bên trái chứa nhiều các mô khác nhau, bao gồm cả cơ bắp, mỡ và mô liên kết. Phần cuối của ruột già, bao gồm cả đại tràng sigma và trực tràng cũng nằm trong góc phần tư này. Đặc biệt, đau bụng dưới bên trái ở nữ còn chứa cả buồng trứng.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái ở nữ bạn cần biết
Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái do bệnh phụ khoa
- Viêm vòi trứng: Do viêm vòi trứng là do hại khuẩn gây ra.
- Viêm vùng chậu: Phụ nữ bị viêm vùng chậu mạn tính có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái kéo dài, nhất là vào những ngày có kinh nguyệt.
- U nang buồng trứng: Đau bụng đi kèm với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh màu đen và vón cục to. Vùng bụng dưới căn cứng và nổi một cục u nhỏ có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh u nang buồng trứng.
- Mang thai ngoài tử cung: Một số trường hợp có thê cảnh báo thai ngoài tử cung. Nếu bạn có hiện tượng đau quặn thắt vùng bụng dưới thì hãy đề cao cảnh giác và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Polyp túi mật 4mm là gì, có cần phẫu thuật không?
>>>>>Xem thêm: 5 cách giảm đau viêm đại tràng co thắt hiệu quả
Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề
Bạn thường được chẩn đoán là mắc chứng viêm túi thừa cấp khi bị đau bụng. Bệnh này có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường các túi thừa này không gây bất kì triệu chứng nào nhưng lại dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội khi bị viêm. Thường thì các cơn đau này diễn ra chủ yếu ở đây vì bụng dưới bên trái là nơi hầu hết các túi thừa phát triển. Khi bị viêm túi thừa, ngoài bị đau bụng ra thì bạn thường gặp những triệu chứng khác đi kèm như sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón.
Ngoài ra, những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gặp như:
- Đau sưng ruột già, ruột già co thắt quá mạnh, đường tiểu bị đau.
- Đối với bệnh rối loạn tiêu hóa, khi mành ruột già bị sưng đau thì không có triệu chứng biểu hiện đặc biệt. Những cơn đau thường đau quặn gần như đau đẻ, bụng đầy hơi, người nóng sốt, tiêu chảy hay đi vệ sinh ra máu.
Nguyên nhân đau bụng dưới khi hệ bài tiết gặp vấn đề
Sỏi tiết niệu là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu – cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Hiện tượng này xuất hiện khi các chất hóa học trong nước tiểu kết tinh lại thành những viên sỏi rắn. Sỏi ở thận trái hay sỏi ở tiết niệu có thể gây ra những cơn đau quặn ở bụng dưới ở bên này. Bạn nên lưu ý rằng những cơn đau này còn có thể lan đến lưng giữa ở bên trái và bẹn. Ngoài ra, những triệu chứng đi kèm còn bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và ra máu.
Nhiễm trùng đường niệu đôi khi có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt khi có liên quan đến thận trái. Giống như khi gặp hiện tượng sỏi tiết niệu, những cơn đau này cũng có thể xảy ra tại các xương sườn nằm ở vùng lưng dưới hoặc nằm ở vị trí trung tâm chứ không hẳn là ở một bên nào đó của lưng. Dấu hiệu thường gặp là tiểu tiện nhiều lần và đau buốt.
Đau bụng do một số nguyên nhân khác
Các vết bầm hay khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng có thể gây ra cơn đau bụng dưới bên trái. Những vấn đề có liên quan đến hệ tuần hoàn như phình động mạch chủ bụng (tình trạng động mạch chủ ở bụng phình ra như một trái bóng và có thể bị vỡ ra) cũng là một nguyên nhân của các cơn đau này. Ngoài ra, cục máu đông hoặc viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái cũng có thể dẫn đến những cơn đau đột ngột tại vùng này.
Từ những nguyên nhân gây đau bụng nêu trên, có thể thấy rằng đây là một hiện tượng rất nguy hiểm. Vì vậy cần phải đề cao cảnh giác đặc biệt là với nữ giới. Khi gặp phải các triệu chứng này thì cần đi khám bác sĩ sớm, để được điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.